Trang chủ Táo bón “XÓA TAN” nỗi lo bị táo bón khi mang thai

“XÓA TAN” nỗi lo bị táo bón khi mang thai

5034
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Táo bón là một vấn đề ở đường tiêu hoá xảy ra khá phổ biến trong thời kỳ mang thai, nhất là ở những tháng cuối. Theo một số nghiên cứu gần đây, khoảng 35% số phụ nữ mang thai bị táo bón trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Táo bón có thể mới xuất hiện hoặc đã có từ trước nhưng nặng lên trong thời kỳ mang thai khiến thai phụ thêm nhiều mệt mỏi,  khó chịu, thậm chí gặp nguy hiểm trong thai kỳ.

Táo bón là gì?   

Táo bón là khi đi tiêu ít hơn 3 lần trong một tuần. Phân ít, rắn thành cục có thể dính theo máu tươi do cọ xát vào niêm mạc hậu môn, có khi dính theo những chất nhầy của đại tràng, trực tràng. Người bệnh phải rặn mạnh khi đại tiện. Cảm giác đi không hết phân, cảm giác vướng, tắc vùng hậu môn, thậm chí phải dùng tay lấy phân ra.

Nguyên nhân thường gây táo bón khi mang bầu

– Do hormon thai kỳ là progesterone gây dãn và làm giảm hoạt động của nhu động ruột.
– Sử dụng viên sắt bổ sung.
– Mệt mỏi, hạn chế vận động
– Quá trình phát triển của thai nhi cũng làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, gây sung huyết, làm tình trạng táo bón gia tăng.
– Các yếu tố làm trầm trọng hơn tình trạng táo bón: nghén, đã từng bị táo bón trước đó, mắc hội chứng ruột kích thích (IBS).

Ảnh hưởng của táo bón lên sức khỏe của mẹ và bé

Bị táo bón khi mang thai khiến người mẹ dễ thiếu hụt chất dinh dưỡng.  Đó là do chất thải và khí đọng lại trong ruột làm đầy bụng, khó chịu, buồn nôn… Từ đó, mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

– Bị táo bón khi mang thai, bà bầu đi vệ sinh phải dùng lực nên dễ sảy thai.

– Hơn nữa, các chất độc (như phenol, amoniac, indol…trong chất thải) bị tích tụ lâu trong ruột, rồi bị hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể, dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi.

– Táo bón lâu ngày là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Bệnh trĩ  là bệnh vùng hậu môn trực tràng có tỷ lệ cao ở phụ nữ mang thai. Bệnh trĩ ở phụ nữ có thai sẽ tiến triển nặng hơn rất nhanh. Thai phụ  sẽ có nguy cơ đau đớn, chảy dịch, viêm nhiễm hậu môn, sa trĩ, chảy máu, rách hậu môn, nhiễm trùng.

Phòng ngừa và điều trị táo bón ở phụ nữ có thai.

Biện pháp không dùng thuốc: Về các biện pháp phòng ngừa bị táo bón khi mang thai, các mẹ bầu cần chú ý những điểm sau:

– Cần cố gắng uống 8-10 ly nước lọc mỗi ngày để tránh mất nước. Tránh sử dụng đồ uống kích thích như trà, cà phê…

– Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ vào thực đơn như rau xanh, các cây họ đậu, trái cây họ cam, chanh, chuối, đu đủ chín, khoai lang, bí đỏ, cà rốt.  Phụ nữ mang thai cần bổ sung 25-30g chất xơ mỗi ngày. Đồng thời với việc bổ sung chất xơ hàng ngày các mẹ cũng nên chú ý ít ăn đồ cay nóng, hạn chế dầu mỡ.

– Chỉ nên uống bổ sung canxi và sắt theo chỉ định của bác sĩ chứ không tùy tiện uống theo ý mình. Lượng khoáng chất dư thừa không được cơ thể hấp thụ sẽ là gánh nặng cho đường ruột, làm tăng nguy cơ táo bón. Khi uống bổ sung canxi hoặc sắt, nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước vì cả hai khoáng chất này đều sẽ cần một lượng lớn nước để hấp thụ vào cơ thể. Tích cực ăn các thực phẩm chứa sắt và chọn viên sắt hữu cơ để dễ hấp thu hơn và không bị kích ứng đường ruột.

– Phụ nữ có thai nên điều trị sớm táo bón bằng các thảo dược có tác dụng nhuận tràng, mềm phần, an toàn cho thai nhi. Các thảo dược tốt cho thai phụ bị táo bón như: Diếp Cá, Đương quy, Magie, Rutin, Meriva. Hiện nay trên thị trường đã có chế phẩm thực phẩm chức năng dạng viên uống có chứa đẩy đủ các thành phần này.

Trong đó Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Đương quy giúp nhuận tràng thông đại tiện, bổ máu. Rutin có tác dụng kích thích sự bài tiết của niêm mạc ruột. Meriva có tác dụng chống viêm, thông mật, lợi tiêu hóa.  Magie là khoáng chất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng nhuận tràng, trị táo bón an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Sản phẩm phối hợp các thành phần  Diếp Cá, Đương quy, Magie, Rutin, Meriva được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú để phòng và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ hiệu quả, rất an toàn.  Liều dùng từ 4-6 viên/ngày, cải thiện ngay tình trạng táo bón sau 2-3 ngày sử dụng. Đặc biệt lưu ý chỉ sử dụng các sản phẩm được bộ y tế cấp phép dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Biện pháp dùng thuốc điều trị táo bón cho phụ nữ có thai và cho con bú:

– Không nên tự ý sử dụng các thuốc trị táo bón để tránh rơi vào vòng lẩn quẩn: hết táo bón nhờ thuốc thì bệnh nhân không cảm giác mắc đi tiêu trong nhiều  ngày và lại táo bón cần tiếp tục dùng thuốc điều trị.

– Chỉ nên sử dụng thuốc trị táo bón khi người bệnh đã cố gắng thay đổi chế độ ăn, lối sống nhưng vẫn không có hiệu quả.  Khi sử dụng các thuốc trị táo bón điều quan trọng là người bệnh cần phải uống nhiều nước để tăng hiệu quả của thuốc đồng thời tránh bị táo bón dội ngược.

– Nhóm thuốc ưu tiên sử dụng: nhuận tràng cơ học, nhuận tràng thẩm thấu (Citrucel, Fibercon, muối natri, muối magie, Glycerin, Sorbitol, Duphalac, Forlax)

– Nhóm thuốc hạn chế sử dụng: nhuận tràng làm trơn, nhuận tràng làm mềm phân (Dầu parafin, muối docusate )

– Chống chỉ định: nhuận tràng kích thích do làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai hoặc sinh non. (Dầu thầu dầu, anthraquinon, bisacodyl, picosulfate )

Vì các loại thuốc có thể gây nên những tác dụng phụ không mong muốn nên với phụ nữ mang thai và cho con bú, các chuyên gia vẫn khuyên nên sử dụng các chế phẩm từ thảo dược, vừa hiệu quả trong điều trị táo bón, mà hoàn toàn an toàn cho nhóm đối tượng này.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến bệnh táo bón về hòm thư điện tử:  suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (024) 39 959 9691900.1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

[vivafbcomment]