Tóm tắt nội dung bài viết
Triệu chứng thường gặp của bệnh trĩ
Bệnh trĩ được biết đến như một bệnh không phải ung thư, không ác tính nhưng lại là bệnh dai dẳng, diễn biến âm thầm với những triệu chứng, biểu hiện thường gặp khi mắc trĩ là táo bón kéo dài, chảy máu và sa búi trĩ.
Có 3 triệu chứng bệnh trĩ thường thấy:
- Táo bón kéo dài
- Đi cầu ra máu
- Sa búi trĩ
Biểu hiện cảnh báo bệnh trĩ chính là chứng táo bón kéo dài
Thường thì chứng táo bón được xếp vào nhóm nguyên nhân gây bệnh trĩ, nhưng cũng có thể xem đây là biểu hiện của bệnh trĩ.
Nếu bạn thường xuyên bị táo bón, kéo dài từ ngày này sang ngày khác, mỗi lần đi vệ sinh là cuộc chiến là nỗi ám ảnh đối với bạn thì đó là cảnh báo rất sớm về nguy cơ bị trĩ. Chứng táo bón kéo dài, tức là phân lưu cữu ở vùng đại tràng lâu hơn. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là do thói quen uống không đủ nước, chế độ sinh hoạt, tập luyện không khoa học, thích ăn đồ cay nóng, thích uống rượu bia nên dẫn tới tình trạng táo bón.
Thậm chí có trường hợp cả tuần không đi ngoài nên phân rắn như đá, khi phân rắn đó đi qua vùng hậu môn trực tràng sẽ làm cho căng giãn tĩnh mạch, gây rách và sinh ra trĩ.
Biểu hiện sớm nhất của bệnh trĩ: Đi cầu ra máu
Biểu hiện sớm nhất cũng là biểu hiện chính của bệnh trĩ là đi ngoài ra máu tươi, việc ra máu nhiều hay ít là do cấp độ trĩ. Ban đầu máu chảy rất kín đáo, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính quanh thỏi phân rắn.
Sau đó, do chứng táo bón, bệnh nhân trĩ mỗi lần đi ngoài là phải rặn, tạo áp lực lớn lên vùng hậu môn, trong khi thành mạch bị căng giãn quá mức và phân rắn đi qua, làm chà xát, làm rách sẽ gây máu chảy thành giọt, thành tia.
Nặng hơn, mỗi lần người bệnh trĩ đi ngoài, thậm chí đứng nhiều và ngồi xổm cũng gây chảy máu xối xả. Rồi máu ứ lại ở lòng trực tràng còn gây hiện tượng ra máu cục. Nếu chảy máu nhiều, rền rã từ ngày này sang ngày khác sẽ gây thiếu máu.
Triệu chứng bệnh trĩ rõ ràng nhất : Sa búi trĩ
Sa búi trĩ là biểu hiện, triệu chứng tiếp theo của trĩ, đây cũng chính là biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh trĩ. Việc búi trĩ sa ra ngoài nhiều hay ít, thường xuyên hay không tùy thuộc vào từng cấp độ bệnh.
Trĩ chính là sự giãn quá mức của búi tĩnh mạch trong và ngoài hậu môn, do rất nhiều nguyên nhân tác động vào khiến búi tĩnh mạch gờ lên và sa ra ngoài.
Thông thường cấp độ bệnh trĩ nặng hay nhẹ được chẩn đoán dựa vào cấp độ sa ra ngoài của búi tĩnh mạch. Với trĩ độ 1 là các búi tĩnh mạch giãn ra nhưng chưa có thay đổi hình thái lắm, tức là nhìn bằng ống soi thấy bình thường vùng đó trơn chu, bằng phẳng, thì giờ gờ lên. Trĩ độ 2, giãn ra thành những đám nhưng cũng chưa thay đổi về hình thái lắm, lúc này bệnh nhân cảm thấy sự vướng víu, tức ở vùng hậu môn, trị độ 2 nặng thì có thể bắt đầu xuất hiện búi trĩ khi đi cầu nhưng sau đó sẽ tự co lên được. Trĩ độ 3 là đã thành búi và sa ra ngoài khi đi cầu, sau đó búi trĩ này không thể co lên được, người bệnh phải đẩy lên thì búi trĩ mới có thể co lên. Trĩ độ 4, lúc này búi tĩnh mạch này sa, giãn, căng và có thể sa ra ngoài kể cả khi đi ngoài và không đi.
Với 4 cấp độ trĩ như vậy, người bệnh có thể nhận biết được không mấy khó khăn, nhưng để có được phác đồ điều trị tốt nhất, bệnh nhân cần đi khám bác sĩ để xác định chính xác loại trĩ mình mắc phải và đang ở mức độ nào để có phương pháp điều trị phù hợp.
Với những biểu hiện thường gặp nhất của bệnh lý trĩ nêu trên, phương pháp điều trị tốt nhất chính là trị tận gốc những dấu hiệu đó đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, khoa học để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ.
Để điều trị triệt để tận gốc nguyên nhân gây bệnh trĩ, cách tốt nhất nên kết hợp điều trị trĩ bằng các thảo dược có công dụng cải thiện những biến chứng do trĩ gây ra. Sử dụng thảo dược trong quá trình điều trị vừa mang lại hiệu quả lại vừa có tính an toàn. Những thành phần thảo dược được biết đến như chiếc chìa khóa giúp bệnh nhân trĩ thoát khỏi các cơn đau, cảm giác khó chịu đó là: Diếp Cá, Đương Quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Curcumin từ tinh chất nghệ và kết hợp với Magie Carbonat … Trong đó, Diếp Cá là vị thảo dược có tính mát, thanh nhiệt, giải độc và trị táo bón, nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ. Tiếp đến, Đương Quy với công dụng sinh huyết, hoạt huyết, lưu thông khí huyết, chống oxy hóa và giảm các bệnh lý trĩ. Còn Rutin giúp bền vững thành mạch, hỗ trợ co thành mạch bị giãn và chống chảy máu. Bên cạnh đó, Curcumin – tinh chất nghệ được biết là chất kháng viêm, chống khuẩn, làm lành thương tổn do trĩ gây ra. Những vị thuốc trên vì là đông dược nên có tính an toàn tuyệt đối và mang lại hiệu quả khi sử dụng. Nếu kết hợp đầy đủ những thảo dược này, các biến chứng do trĩ gây ra sẽ được cải thiện một cách đáng kể, đồng thời còn tránh tình trạng trĩ tái phát. Hiện nay đã có các chế phẩm dạng viên uống bào chế từ các thành phần trên, vừa lưu giữ được những công dụng của từng thành phần, vừa đơn giản trong quá trình sử dụng. Đặc biệt tinh chất nghệ dưới dạng MERIVA® tăng khả năng hấp thu lên tới 30 lần so với tinh chất bình thường sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị lên gấp nhiều lần. Người bệnh sẽ không còn phải lo ngại về căn bệnh khó nói này nữa.
[vivafbcomment]