Trang chủ Bệnh trĩ Trĩ hỗn hợp là gì? Tìm hiểu về cách điều trị trĩ...

Trĩ hỗn hợp là gì? Tìm hiểu về cách điều trị trĩ hỗn hợp

17701
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại đó là trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần mọi người khi nhắc đến căn bệnh này thường chỉ biết và đề cập đến 2 loại ban đầu mà ít ai biết đến bệnh trĩ hỗn hợp dù bệnh vẫn thường xuyên xảy ra. Vậy làm sao để nhận biết đâu là bệnh trĩ hỗn hợp, các triệu chứng của bệnh trĩ hỗn hợp là gì? Nếu xác định được chính xác loại bệnh trĩ và mức độ của bệnh sẽ giúp bạn có được phương pháp trị bệnh trĩ hiệu quả.

❅ Bệnh trĩ hỗn hợp là gì?

Trĩ hỗn hợp là một loại của bệnh trĩ. Đây là sự kết hợp của bệnh trĩ nộitrĩ ngoại. Nếu bệnh nhân vô tình bị mắc cả 2 loại trĩ này cùng lúc, có 2 đám trĩ ở trong ống hậu môn và ngoài rìa hậu môn.

Bệnh trĩ hỗn hợp là gì

Khi những búi trĩ trong ống hậu môn (trĩ nội) bị sa nặng và liên kết với búi trĩ ngoài rìa hậu môn (trĩ ngoại) tạo thành một khối trĩ lớn dài suốt từ trong ra ngoài hậu môn. Đám trĩ liên kết đó chính là trĩ hỗn hợp. Vì sự kết hợp của cả 2 loại trĩ nên trĩ hỗn hợp có tính phức tạp cao và độ nguy hiểm lớn.

❅ Triệu chứng nhận dạng bệnh trĩ hỗn hợp

Đại tiện ra máu

Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy khi bị bệnh trĩ nội. Người bệnh khi đi đại tiện xong thấy có lẫn vài giọt máu màu hồng tươi, máu dính trên giấy lau, có thể phát sinh trước hoặc sau khi đi đại tiện, hay đơn thuần ra máu hoặc máu lẫn trong phân.

Dịch nhầy tràn ra ngoài hậu môn

Đối với những người bị trĩ ngoại do búi trĩ lòi ra ngoài nên thường có cảm giác ngứa ngáy, ẩm ướt do dịch nhày thường xuyên tiết ra. Niêm mạc trực tràng bị trĩ kích thích trong thời gian dài sẽ tiết ra nhiều dịch. Cơ vòng hậu môn dịch lỏng có thể dễ dàng tiết ra ngoài bất kỳ khi nào, làm cho phần da hậu môn thường xuyên bị kích thích và gây ngứa.

Dị vật ở hậu môn lòi ra ngoài

Đây là triệu chứng chủ yếu của trĩ nội ở giai đoạn giữa và cuối, nguyên nhân là do khối trĩ nội càng ngày càng to, làm niêm mạc, các tầng niêm mạc dưới và tầng hậu môn bị chia cách, khi người bệnh đi đại tiện các khối trĩ có thể tụt xuống dưới các nếp gấp, đi qua ống hậu môn khiến các búi trĩ lòi ra ngoài, khi ho hoặc khi dùng sức cũng sẽ khiến các dị vật lòi ra ngoài.

Đau nhức hậu môn

Đây là dấu hiệu chung gặp phải ở bệnh nhân bị bệnh trĩ do hậu môn có rất nhiều dây thần kinh và rất nhạy cảm nên có thể bị đau nhẹ hoặc đau nặng khi phải chịu các kích thích, biểu hiện như: đau mạnh, đau nhiều và đau rát…phát sinh trước và sau khi đi đại tiện.

Sa búi trĩ

Dấu hiệu này thường gặp ở bệnh trĩ ngoại, trĩ nội khi không bị viêm thì không gây đau đớn, sa búi trĩ thường xảy ra khi viêm nhiễm trùng trĩ nội, búi trĩ bị tắc nghẹt hoại tử cũng có thể gây nên sa búi trĩ. Các búi trĩ sa xuống gây đau đớn vô cùng.

❅ Nguyên nhân gây bệnh trĩ hỗn hợp

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp chính là các nguyên nhân hình thành trĩ nội và trĩ ngoại, cụ thể như sau:

– Trĩ hỗn hợp hình thành là do áp lực gia tăng về phía hậu môn khiến các tĩnh mạch bị tắc nghẽn, ngưng tụ tạo nên các búi trĩ.

táo bón lâu ngày dễ bị bệnh trĩ hỗn hợp

– Bị táo bón lâu ngày.

– Do viêm sưng vùng da tại nếp gấp quanh hậu môn.

– Do sự chủ quan của bệnh nhân khi bị trĩ nội, trĩ ngoại mà không phát hiện hoặc không đi khám chữa kịp thời để 2 loại trĩ này liên kết với nhau tạo nên trĩ hỗn hợp.

❅ Trĩ hỗn hợp nguy hiểm thế nào?

Trĩ hỗn hợp chỉ hình thành khi cùng lúc xảy ra 2 loại trĩ và khi trĩ nội đã sa mà không co lên được và tạo điều kiện cho các bũi trĩ liên kết với nhau. Vì vậy, trĩ hỗn hợp rất nguy hiểm, cần được chữa trị nhanh chóng, nếu không nó sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Gây đau đớn, khó chịu cho bệnh nhân.

– Máu chảy nhiều khiến cơ thể bệnh nhân dễ dàng rơi vào tình trạng mất máu, thiếu máu nghiêm trọng.

– Mỗi một khối trĩ lớn bao gồm nhiều tĩnh mạch căng phồng kéo dài từ trong đến ngoài hậu môn, đây có thể là con đường gây lên sự nhiễm khuẩn vào máu, trực tràng và làm mất cân bằng tiêu hóa.

– Đối với bệnh nhân là phụ nữ, khả năng mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa là rất cao, gây ảnh hưởng lớn đến vấn đề sinh sản.

❅ Chữa trị bệnh trĩ hỗn hợp như thế nào?

Do mức độ phức tạp của bệnh, bệnh nhân bị trĩ hỗn hợp không nên thực hiện điều trị tại nhà. Cần điều trị dưới sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, trĩ hỗn hợp có thể điều trị bằng cách:

– Uống thuốc tiêu trĩ và tùy thuộc vào mức độ bệnh mà bệnh nhân được các bác sĩ chỉ định uống những loại thuốc tây hoặc nam dược nhằm co búi trĩ, kháng viêm, tiêu sưng.

– Khi bệnh ở mức độ nặng hơn cần sử dụng những phương pháp ngoại khoa: phương pháp thắt búi trĩ bằng vòng cao su, phương pháp kẹp trĩ…về việc sử dụng phương pháp nào còn phụ thuộc vào bác sĩ chỉ định và địa chỉ điều trị.

thảo dược tự nhiên tốt cho bệnh trĩ hỗn hợp

Đồng thời, bệnh nhân trĩ hỗn hợp nên sử dụng những bài thuốc từ thảo dược như Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất từ hoa hòe và tinh chất nghệ Curcumin dưới dạng Meriva. Trong đó, diếp cá giúp chống viêm, làm phân không bị táo nên không gây giãn các búi trĩ, nếu giãn rồi không gây hiện tượng chảy máu. Đương quy là vị thuốc giúp bổ huyết làm cho khí huyết lưu thông và chống oxy hóa rất tốt, làm giảm các bệnh lý về trĩ. Tiếp theo, là Rutin giúp bền vững thành mạch bị giãn và chống chảy máu. Bên cạnh đó, còn có Curcumin là tinh chất nghệ, giống như kháng sinh tự nhiên giúp kháng viêm chống viêm và giúp vết thương mau lành. Vì là đông dược nên rất an toàn cho người sử dụng, nên sử dụng sớm để phòng ngừa và điều trị bệnh trĩ tốt.

✔ Bạn đọc có thể đọc thêm các bài về bệnh trĩ hỗn hợp tại ➦ Cẩm nang bệnh trĩ hỗn hợp

Điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thế nào

☎ Gọi 1900.1259 để được chuyên gia tư vấn về cách điều trị bệnh trĩ hỗn hợp hiệu quả và an toàn (miễn phí)

[vivafbcomment]