Trang chủ Chuyên gia tư vấn Trĩ bị lại và chảy máu rất nhiều phải làm sao?

Trĩ bị lại và chảy máu rất nhiều phải làm sao?

2207
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Câu hỏi: Trĩ bị lại và chảy máu rất nhiều phải làm sao?

Mẹ cháu năm nay 65 tuổi, bị bệnh trĩ đã lâu, bị sa ra ngoài khi đi cầu, và hay chảy máu. Cách đây vài năm thì có chữa trị bằng cách tiêm thẳng vào vùng trĩ và đã khỏi được 3 năm nay. Tuy nhiên, hiện nay mẹ cháu lại bị lại và chảy máu rất nhiều. Xin bác sĩ tư vấn làm sau để có thể điều trị một cách tốt nhất ạ?

(Nguyễn Thị Hương, Nghệ An)

Trĩ bị lại và chảy máu rất nhiều phải làm sao?
Trĩ bị lại và chảy máu rất nhiều phải làm sao?

Chào bạn!

Trả lời vấn đề: Trĩ bị lại và chảy máu rất nhiều phải làm sao?

Trĩ là một bệnh khá phổ biến ở vùng hậu môn trực tràng, thông thường tại vùng hậu môn có rất nhiều tĩnh mạch trĩ, có chức năng như tấm đệm giữ cho hậu môn đóng kín giúp việc đi cầu nằm trong tầm kiểm soát của con người, bệnh trĩ được tạo thành do dãn quá mức đám rối tĩnh mạch ở hậu môn gây khó chịu.

Người có tuổi dễ bị trĩ là do cùng với tuổi tác, chức năng co bóp, hấp thu và bài tiết của ruột yếu gây rối loạn đại tiện, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu dễ sinh bệnh trĩ.

Cùng với thói quen, ăn uống không điều độ, ăn nhiều loại thức ăn có nhiều chất béo như: bơ, sữa, đường tinh chế và thức ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất cay, nóng (ớt, hành, hồ tiêu), uống ít nước cũng là nguyên nhân chính gây táo bón và bệnh trĩ ở người già. Bên cạnh đó, người cao tuổi thường ít vận động hơn do mắc các bệnh tuổi già như đau khớp gối, đau lưng, chân yếu,… chỉ muốn nằm, ngồi một chỗ, ít đi lại, hoạt động. Khi cơ thể ít vận động rất dễ xảy ra táo bón và xuất hiện bệnh trĩ.

Bệnh trĩ cũng như bất cứ bệnh lý nào khác, khi đã bị tái phát thì mức độ bệnh sẽ nặng hơn, điều trị cũng không dễ như trường hợp mới bị lần đầu.

Trường hợp của mẹ bạn, 3 năm trước đã chích xơ búi trĩ, nay búi trĩ lại bị sa và chảy máu nhiều. Nếu búi trĩ sa ra ngoài khi đi cầu và tự co lên là trĩ độ 2, hoặc phải dùng tay đẩy búi trĩ mới co lên là trĩ độ 3. Lúc này, điều trị can thiệp thủ thật hay phẫu thuật lần thứ 2 sẽ khó khăn và tỷ lệ biến chứng cao hơn lần đầu trong khi bệnh vẫn có nguy cơ tái phát. Vì vậy, để búi trĩ không còn chảy máu, co hoàn toàn, phòng tránh tái phát hiệu quả người bệnh nên điều trị bằng phương pháp nội khoa, sử dụng thuốc để điều trị tận gốc căn bệnh.

  • Trong đợt trĩ cấp có thể sử dụng viên uống (Transamin, Adrenoxyl…), viên đạn trĩ, kem bôi trĩ để cầm máu, giảm sưng nề, đau rát, Ngoài ra nên bổ sung thêm viên uống bổ máu mỗi đợt. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng thuốc tây vì có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài.
  • Để giúp búi trĩ độ 3 trở xuống dần ổn định, không sa ra ngoài khi đi cầu, chống chảy máu, giảm đau rát, nên sử dụng sản phẩm dạng viên nén có thành phần từ thảo dược thiên nhiên như cao Diếp cá, cao Đương quy, Rutin(chiết xuất từ hoa hòe), Maige đặc biệt là tinh chất nghệ dưới dạng Meriva( tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường) Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, làm dày thành mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Với trĩ độ 2, độ 3 bạn nên khuyên bác nhà mình sử dụng sản phẩm 4-6 tháng để bệnh ổn định hoàn toàn.

Ngoài ra bạn cũng nên nhắc mẹ của mình chú ý đến chế độ ăn uống, bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ, uống nhiều nước mỗi ngày, thường xuyên vận động bằng cách đi bộ mỗi ngày, tránh ngồi nhiều đứng lâu.

Chúc mẹ của bạn sớm mạnh khỏe!

[vivafbcomment]