Sa trực tràng là tình trạng mà trực tràng bị sa ra ngoài vị trí thông thường, trực tràng sẽ ra và thoát ra khỏi khu vực hậu môn. Sa trực tràng cũng gần giống như bệnh trĩ, người bệnh sẽ cảm nhận thấy, sờ thấy khối sa trực tràng lòi hẳn ra ngoài. Những tưởng đây chỉ là căn bệnh của người lớn, người trưởng thành, nhưng thậm chí trẻ em cũng có nguy cơ mắc sa trực tràng. Hiện tượng sa trực tràng ở trẻ em và những điều không thể biết, các bậc cha mẹ cần nắm được thông tin cơ bản sau đây để có thể bảo vệ sức khỏe cho con em mình nhé!
Sa trực tràng ở trẻ em như thế nào?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng bệnh sa trực tràng chỉ xảy ra ở người lớn, tuy nhiên trên thực tế, theo một thống kê cho hay, sa trực tràng là bệnh dễ mắc ở đối tượng là trẻ nhỏ, trẻ em dưới 3 tuổi và những người lớn trên độ tuổi 50. Dĩ nhiên ở các độ tuổi còn lại cũng có khả năng mắc tuy nhiên tỷ lệ thấp hơn. Vì vậy với các ông bố bà mẹ có con nhỏ, ngoài việc phòng ngừa những bệnh về đường hô hấp, chân tay miệng cho trẻ, thì căn bệnh sa trực tràng cũng là căn bệnh mà bản thân bố mẹ không thể coi thường và bỏ qua.
Các dạng sa trực tràng thường gặp ở trẻ em bao gồm:
+ Sa lớp niêm mạc trực tràng: triệu chứng bao gồm các lớp niêm mạc tức vùng màng nhày của trực tràng sẽ bị tổn thương và lòi ra khỏi vị trí ngoài hậu môn, những đứa trẻ dưới 2 tuổi là đối tượng dễ mắc loại bệnh sa trực tràng này nhất.
+ Dạng sa trực tràng thức 2 là sa nội bộ tức sa vùng lồng ruột: chỉ 1 phần của thành ruột hoặc trực tràng bị sa xuống mà thôi. Dạng này dễ dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn ruột khá nguy hiểm. Trẻ em có nguy cơ mắc dạng này cao gấp nhiều lần so với người lớn.
+ Sa toàn bộ trực tràng là dạng thứ 3, dạng cuối cùng. Ở dạng này, toàn bộ vùng trực tràng cả niêm mạc trực tràng và thành trực tràng sẽ bị sa xuống, ra ngoài khu vực hậu môn từ đó khiến người bệnh cực kỳ khó khăn trong việc đi đại tiện.
Nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng ở trẻ em là gì?
Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng ở trẻ em thường là do hiện tượng bất thường của cấu trúc giải phẫu ở vị trí gập góc giữa bóng trực tràng và ống hậu môn. Hoặc một vài nguyên nhân phổ biến khác sau đây:
+ Trẻ bị xơ nang: xơ nang là căn bệnh liên quan trực tiếp đến hệ bài tiết của trẻ, căn bệnh này có xu hướng bị di truyền từ mẹ sang con. Những người mẹ bị xơ nang khi sinh ra con có nguy cơ cao đến 90% cũng sẽ mắc bệnh. Bệnh này ảnh hưởng trực tiếp đến cơ quan nội tạng của con, nhất là hệ tiêu hóa.
+ Táo bón lâu ngày: với những đứa trẻ bị táo bón lâu ngày, trong ruột sẽ gặp phải hiện tượng ứ đọng tắc nghẽn phân. Mỗi lần đi đại tiện, trẻ sẽ phải rặn, phải dùng sức, muốn đi không đi được khiến chúng mệt mỏi, quấy khóc và hết sức sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh. Táo bón lâu ngày sẽ khiến trực tràng có thể bị sa ra khỏi vị trí của nó và lòi ra ngoài hậu môn. Dĩ nhiên tình trạng này phải kéo dài trong một thời gian mới có thể dẫn đến bệnh.
+ Trẻ bị tiêu chảy, kiết lỵ: không chỉ táo bón mới là nguyên nhân gây bệnh sa trực tràng, tiêu chảy kéo dài cũng sẽ gây ảnh hưởng đến chức nặng của trực tràng mà bạn cần phải nắm được.
Cách ngăn ngừa hiện tượng sa trực tràng ở trẻ
+ Chú ý xây dựng chế độ ăn uống khoa học, chất xơ, bổ sung nước, cung cấp các loại thực phẩm bổ sung lợi khuẩn như sữa chua nhằm bảo vệ đường tiêu hóa là những thứ không thể thiếu để ngăn ngừa tình trạng táo bón, tiêu chảy, giảm thiểu nguy cơ bị sa trực tràng mà mẹ cần làm để bảo vệ bé.
+ Cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ 3 hoặc 6 tháng 1 lần , khám tại các khoa chuyên về đường tiêu hóa. Việc thường xuyên cho trẻ đi khám sẽ giúp mẹ phát hiện vấn đề bất thường sớm hơn, đưa ra biện pháp điều trị kịp thời nhằm đẩy lùi bệnh tật được hiệu quả.