Trang chủ Sa Trực Tràng Sa trực tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị...

Sa trực tràng là bệnh gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh sa trực tràng

1325
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Bệnh sa trực tràng chắc hẳn còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đây là một bệnh lý rất phổ biến ở hậu môn. Bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống hàng ngày của người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Bệnh sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng là bệnh xuất phát từ trực tràng chui qua lỗ hậu môn ra nằm ở ngoài hậu môn. Đoạn ruột chui ra ngoài bao gồm tất cả các lớp của thành trực tàng hay chỉ có niêm mạch trực tràng, cả trực tràng và hậu môn chỉ có trực tràng hoặc chỉ có hậu môn sa ra ngoài.

hình ảnh sa trực tràng một phần và toàn phần

Sa trực tràng là bệnh lành tính, không có biến chứng nặng nề và không có diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, bệnh gây co bệnh nhân nhiều phiền hà trong sinh hoạt và ảnh hưởng không ít đến năng suất lao động. Điều trị bệnh sa trực tràng bằng cách phẫu thuật, với rất nhiều phương pháp mổ dựa trên nhiều nguyên lý khác nhau. Điều tị nội khoa cần thiết, nhưng chỉ góp một phần vào kết quả của điều trị.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng

Sa trực tràng do giải phẫu: Trực tràng không dính vào thành bụng nên có thể dễ dàng bị di động, trượt xuống dưới và sa ra bên ngoài.

sa trực tràng do phẫu thuật

Túi cùng Douglas thấp. Khi áp lực ở ổ bụng tăng cao sẽ đè vào thành trước trực tràng và dần dần đẩy trực tràng sa ra ngoài hậu môn.

Do đáy chậu bị khiếm khuyết: cân đáy chậu phát triển không hoàn thiện, hoành đáy chậu rộng, cơ nâng hậu môn và các cơ thắt hậu môn bị nhão làm cho thành trước trực tràng sa ra ngoài.

Trong sa trực tràng có hiện tượng của giảm áp lực của cơ thắt, giảm cảm giác trực tràng, mất phản xạ trực tràng – cơ thắt.

Do thiếu độ cong của xương cùng: thông thường xương cùng luôn có độ cong nhất định và trực tràng sẽ nằm tựa vào độ cong này. Khi xương cùng không có độ cong, trực tràng mất điểm tựa sẽ bị sa xuống ra khỏi hậu môn.

Do độ gấp góc bóng trực tràng – ống hậu môn không đủ: thông thường chỗ nối giữa bóng trực tràng và ống hậu môn có độ gấp khúc, tạo nên một góc có sự thay đổi lớn từ 80-100 độ, mở ra phía sau. Nếu độ gấp góc này giảm hay mất đi sẽ gây ra hiện tượng sa trực tràng.

Do van trực tràng kém phát triển: các van houston trên, giữa, dưới phát triển không tốt, giảm độ cản khiến cho trực tràng dễ sa xuống và tụt ra ngoài.

Sa trực tràng do thói quen sinh hoạt: Do suy dinh dưỡng và thiếu vitamin B: Nguyên nhân này đa phần xảy ra ở trẻ nhỏ bị suy dinh dưỡng. Do vậy, trẻ em bị sa trực tràng do nguyên nhân này chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý bổ sung Vitamin B và các dưỡng chất cần thiết thì có thể khỏi bệnh mà không cần tiến hành phẫu thuật.

Do thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ

Táo bón kinh niên: Hơn 50% bệnh nhân sa trực tràng là do táo bón. Bị táo bón khiến bệnh nhân phải rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện khiến áp lực lên ổ bụng tăng lên nhiều. Thường xuyên như vậy sẽ khiến trực tràng dễ bị sa xuống.

Do tiêu chảy: Khi bị tiêu chảy, mỗi ngày bệnh nhân đều phải đại tiện nhiều lần, mỗi lần đại tiện cũng rặn mạnh là nguyên nhân dẫn đến bệnh sa trực tràng.

Bên cạnh đó, ở trẻ nhỏ khi ngồi bô quá nhiều, đại tiện không đúng lúc cũng là nguyên nhân dẫn đến sa trực tràng ở trẻ nhỏ.

Làm gì để phòng tránh sa hậu môn trực tràng?

Bệnh hậu môn trực tràng tuy không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng cũng khiến cho người bệnh gặp không ít phiền toái. Do đó, để tránh bệnh này, tốt nhất người bệnh nên:

– Tránh táo bón bằng việc uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ, hạn chế đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ.

– Khi có hiện tượng tiêu chảy kéo dài nên chữa trị ngay để tránh ảnh hưởng đến hậu môn.

– Không rặn nhiều, mạnh trong suốt quá trình đại tiện, ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh.

– Có chế độ vận động cơ thể hợp lý để các khối sa hoạt động linh hoạt và đúng vị trí.

Khi có hiện tượng sa hậu môn trực tràng, người bệnh không nên chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám để có phương án điều trị phù hợp, tránh bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó chữa trị dứt điểm. Bên cạnh đó, việc bổ sung các sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược trong thời gian điều trị bệnh là vô cùng cần thiết.

Một trong những loại thảo dược từ thiên nhiên được các chuyên gia hậu môn trực tràng khuyên dùng đó là: Diếp cá, Đương qui, Tinh chất nghệ dưới dạng Meriva cùng với Rutin chiết xuất hoa hòe và Magie….có trong sản phẩm An Trĩ Vương giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, cải thiện tình trạng chảy máu, đau ngứa rát, sa búi trĩ, cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt kẽ hậu môn…), giúp bảo vệ và tăng sức bền của hệ tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa, phòng và hỗ trợ điều trị táo bón. Đặc biệt những loại thảo dược này dùng được cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú.

☎ Gọi 1900.1259 để được chuyên gia tư vấn về bệnh sa trực tràng và cách điều trị bệnh sa trực tràng (miễn phí)

[vivafbcomment]