Bệnh trĩ còn gọi là bệnh lòi dom, hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở ống hậu môn. Là bệnh được mô tả từ rất sớm trong y văn, có tỷ lệ mắc rất cao trong cộng đồng.
Bệnh trĩ không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, gây cảm giác bứt rứt, khó chịu ở hậu môn, đôi khi không ngồi được. Nếu không được điều trị bệnh có thể gây ra một số biến chứng, như hoại tử, loét, chảy máu, tắc mạch,….
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ có nhiều điểm chưa thật chắc chắn, tuy nhiên có một số yếu tố có liên quan đến nguyên nhân của bệnh trĩ, như yếu tố gia đình, thể trạng béo phì, đặc thù công việc ngồi nhiều, lao động nặng nhọc, phụ nữ mang thai, mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hội chứng ruột kích thích,….
Nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ
Có nhiều nguyên nhân bị bệnh trĩ, các nguyên nhân chính bao gồm:
– Táo bón kinh niên:
Khi bị táo bón, thường xuyên phải rặn mạnh khi đi đại tiện, làm các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép, giãn ra, lâu ngày hình thành bệnh trĩ.
Ngoài ra, phân cứng giữ lâu trong trực tràng chèn ép mạch máu, làm máu khó lưu thông, ứ lại ở các tĩnh mạch trĩ, làm giãn các búi tính mạch trĩ, dần dần sẽ phát sinh bệnh trĩ.
– Chế độ ăn không phù hợp:
Thực phẩm cay như ớt, hạt tiêu, hành, tỏi, thức ăn nhiều đạm, bánh ngọt, ăn mặn,… gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa, có nguy có gây táo bón, giữ nước, làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
Các chất kích thích như rượu, bia, nước ngọt có ga, café, hút thuốc lá….gây nóng, ức chế nhu động đường tiêu hóa, giãn tĩnh mạnh búi trĩ, rất dễ hình thành bệnh trĩ.
– Phụ nữ mang thai:
Khi mang thai, sẽ làm tăng lưu lượng máu trong cơ thể, làm giãn nở các tĩnh mạch, trong đó các búi tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn rất dễ bị giãn, căng phồng lên.
Khi thai nhi càng lớn, khả năng chèn ép vào các tĩnh mạch chậu, làm ứ máu từ nửa dưới cơ thể, đây cũng là nguyên nhân làm giãn các búi tĩnh mạch trĩ.
Thai nhi còn chèn ép vào đại tràng, trực tràng, làm giảm nhu động ruột, giảm lưu thông trong lòng đại tràng. Ngoài ra, khi mang thai nhiều chị em xu hướng ít vận động, ngồi nhiều, thậm chí nằm suốt cả ngày,… hai yếu tố này làm tăng nguy cơ táo bón ở phụ nữ mang thai. Chính táo bón là thủ phạm hàng đầu của bệnh trĩ.
Sự gia tăng của các nội tiết tố khi mang thai, đặc biệt là progesterone khiến các thành tĩnh mạch dễ bị giãn. Progesteron còn làm chậm nhu động ruột, đóng góp vào nguy cơ gây táo bón.
– Đại tiện không đúng:
Thói quen nhịn đi đại tiện, làm phân ứ đọng lâu trong lòng đại tràng, đại tràng thường xuyên hút nước ở chất thải trong ống tiêu hóa, nên phân ứ đọng càng lâu càng khô cứng và càng khó đẩy ra ngoài. Ngoài ra, khi nhịn đi tại tiện, phân trong lòng đại tràng chèn ép lên búi tĩnh mạch trĩ, làm giãn căng các búi tĩnh mạch trĩ.
Rặn mạnh khi đi đại tiện, đại tiện không đúng tư thế, cũng là nguyên nhân làm cho búi tĩnh mạch trĩ giãn căng, là tác nhân gây bệnh trĩ.
– Quan hệ tình dục qua đường hậu môn:
Quan hệ qua đường hậu môn rất dễ bị tổn thương, làm giãn thành hậu môn, gây áp lực và chèn ép lên hệ thống tĩnh mạch trĩ, có nguy cơ rất cao hình thành bệnh trĩ.
– Tư thế làm việc không đúng:
Do đặc thù công việc, nhiều người làm việc ngồi nhiều, đứng lâu, mang vác vật nặng,… các tư thế làm việc như vậy kéo dài sẽ gây giảm nhu động ruột, tăng nguy cơ gây táo bón, căng giãn các búi tĩnh mạch trĩ.
– Người cao tuổi :
Ở người cao tuổi, các chức năng co bóp của đại tràng, trương lực cơ trơn đại tràng, cơ thắt hậu môn và dây chằng bị suy giảm đáng kể, gây rối loại đại tiện. Ngoài ra, hệ thống tĩnh mạch hậu môn – trực tràng bị suy yếu, rất dễ làm căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
Người cao tuổi thường ít vận động hơn do tình trạng sức khỏe giảm sút, do mắc bệnh mạn tính như đau khớp, thoái hóa khớp, chân yếu,… chỉ muốn nằm hoặc ngồi một chỗ, ít đi lại. Hậu quả là nguy cơ cao bị táo bón và ứ máu ở các búi tĩnh mạch trĩ.
– Thừa cân, béo phì
Những người thừa cân, béo phì do có trọng lượng cơ thể lớn, gây áp lực nặng lên vùng hậu môn trực tràng, làm căng giãn, chèn ép búi tĩnh mạch trĩ. Ngoài ra, thừa mỡ gây chèn ép vào vùng hậu môn, làm vùng này không được thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn gây bệnh phát triển.
– Bệnh lí hậu môn trực tràng
Các bệnh lí vùng hậu môn trực tràng như viêm loét ống hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu ôn, u trực tràng, polyp trực tràng,… cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bệnh trĩ.
Dự phòng bệnh trĩ
Dự phòng bệnh trĩ vô cùng quan trọng, dự phòng sớm cho những người chưa mắc. Nếu đã mắc rồi thì các biện pháp dự phòng cũng giúp cho bệnh nhẹ đi. Ngoài ra, dự phòng còn nhằm mục đích tránh tái phát đối với những người đã điều trị khỏi, dự phòng còn đặt ra cả với những người sau phẫu thuật cắt trĩ. Các biện pháp dự phòng cụ thể như sau:
– Thay đổi thói quen ăn uống
Táo bón là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới bệnh trĩ, vì thế mà phải có chế độ ăn, uống sao cho tránh nguy cơ bị táo bón.
Chế độ ăn phải nhiều chất xơ, như các loại rau xanh, củ quả, trái cây,… rất tốt cho sức khỏe, giúp làm mềm phân, hạn chế táo bón.
Uống nhiều nước, hàng ngày uống khoảng 2 – 2,5 lít nước, tốt nhất là nước tinh khiết, nước khoáng, sước đun sôi để nguội,…
Chế độ ăn cần hạn chế các loại thức ăn cay, nóng, hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, chè, café, đồ uống có ga, bỏ hút thuốc (nếu có),….
– Hoạt động thể lực thường xuyên
Vận động, rèn luyện thân thể là biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để phòng bệnh trĩ. Việc luyện tập vừa có tác dụng tăng cường sức khỏe thể lực, vừa tăng nhu động ruột, kích thích tiêu hóa, hạn chế nguy cơ bị táo bón. Luyện tập thể lực cũng giúp tăng lưu thông máu, hạn chế tình trạng ứ máu ở vùng hậu môn trực tràng, giúp giảm nguy cơ căng giãn búi tĩnh mạch trĩ.
Các biện pháp luyện tập đơn giản có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi, cầu lông, chơi bóng,… Lưu ý là phải luyện tập đều đặn, mỗi ngày ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
Đối với những người có đặc thù công việc là ngồi nhiều, hoặc đứng lâu ở một tư thế trong thời gian dài, có thể gây áp lực lên các búi tĩnh mạch trĩ ở hậu môn. Vì thế mà đối tượng này càng cần phải vận động thường xuyên. Chẳng hạn, sau khoảng 30 – 60 phút làm việc, phải đứng dậy rồi đi lại quanh phòng hoặc thực hiện một số bài tập đơn giản về vận động.
– Chế độ làm việc, sinh hoạt hợp lí
Ngủ đúng giờ và khoa học, mỗi ngày ngủ ít nhất 7 – 8 giờ. Không nên thức khuay, dậy sớm, tránh căng thẳng kéo dài, hạn chế áp lực trong cuộc sống,…
Tránh làm việc gắng sức, bê, vác nặng, gánh nặng,.… nếu cần mang vật nặng có thể sử dụng dụng cụ hỗ trợ hoặc kêu gọi người trợ giúp.
– Sử dụng các sản phẩm giúp dự phòng bệnh trĩ
Bên cạnh thực hiện các biện pháp trên, có thể sử dụng thêm các sản phẩm giúp dự phòng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
TPCN An Trĩ Vương có chứa các thành phần Diếp cá, Đương quy, Rutin, Magnesi có tác dụng nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, kháng viêm. Đặc biệt có chứa Meriva tức là Curcumin phospholipid, giúp tăng hấp thu vào máu cao hơn 30% so với Curcumin từ nghệ thông thường, có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, làm giảm đáng kể tình trạng táo bón, và mau lành các tổn thương bệnh trĩ.
An Trĩ Vương có công dụng:
+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, như chảy máu, sa búi trĩ, ngứa rát hậu môn,… Cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm, nứt kẽ hậu môn,….
+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón, mà táo bón là nguyên nhân chính gây nên bệnh trĩ
+ Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.
Sử dụng An Trĩ Vương kéo dài là biện pháp tốt để dự phòng bệnh trĩ cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trĩ. An Trĩ Vương được sử dụng an toàn cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và sau sinh. Đối với những người đã bị bệnh trĩ, khi đã điều trị khỏi bệnh trĩ, sử dụng An Trĩ Vương cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự phòng tái phát.