Trang chủ Phụ nữ trẻ khoẻ đẹp Bệnh phụ khoa Nguy cơ viêm nhiễm âm đạo do thiếu “vi khuẩn”

Nguy cơ viêm nhiễm âm đạo do thiếu “vi khuẩn”

3
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Viêm âm đạo xảy ra do sự mất cân bằng của các vi khuẩn thường trú trong âm đạo, đặc biệt nhất là sự suy giảm của một loại vi khuẩn có lợi đã tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại chiếm ưu thế và gây nhiễm khuẩn. Căn bệnh này không khó điều trị, nhưng rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng.

Vệ sinh sai cách khiến viêm nhiễm gia tăng

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, viêm âm đạo là bệnh lý thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, chiếm 60% trong số các bệnh phụ khoa. Nguyên nhân chủ yếu là do giữ vệ sinh kém, thay đổi nội tiết tố, sử dụng thuốc kháng sinh…, thậm chí việc vệ sinh quá kỹ cũng có nguy cơ dẫn tới viêm âm đạo.

Vì lo sợ mắc bệnh phụ khoa, chị Trang (Hà Nội) chăm sóc vùng kín rất kỹ. Hàng ngày chị đều rửa vùng kín bằng dung dịch vệ sinh để ngăn ngừa mùi hôi, đồng thời thụt sâu bên trong cho thật sạch. Khi thấy “chỗ ấy” ngứa ngáy, tiết nhiều khí hư, chị ra hiệu thuốc mua thuốc đông y về rửa, đồng thời chị cũng xông vùng kín bằng chè xanh, trầu không. Thế nhưng chị không hết ngứa mà còn cảm thấy rát và khí hư ra nhiều hơn. Lúc này chị mới tá hỏa đi khám bác sĩ và được biết mình bị viêm âm đạo giai đoạn 2.

Theo thầy thuốc ưu tú, BS Nguyễn Hồng Hải (Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đông y Hòa Bình), vùng kín của phụ nữ thường xuyên tiết dịch để duy trì độ ẩm nhất định và đây cũng là nơi cư trú của rất nhiều vi khuẩn. Do đó, nếu “cô bé” không được chăm sóc, vệ sinh đúng cách, các loại vi khuẩn “xấu” sẽ sinh sôi nảy nở và dẫn đến viêm nhiễm.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phải vệ sinh vùng kín càng nhiều càng tốt. Việc lạm dụng dung dịch vệ sinh chứa chất hóa học sẽ vô tình làm mất cân bằng môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại xâm nhập gây viêm nhiễm. Bên cạnh đó, việc thụt rửa âm đạo quá sâu hay sử dụng băng vệ sinh cũng vô tình đưa vi khuẩn từ bên ngoài vào gây nhiễm khuẩn.

Càng nhiều lợi khuẩn, vùng kín càng khỏe

Môi trường âm đạo có khoảng 30 loài vi khuẩn thường trú, trong đó, các vi khuẩn có lợi, đặc biệt là lactobacilli chiếm số đông và  kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn khác, tạo ra môi trường cân bằng trong âm đạo. Trong điều kiện bình thường, chúng sẽ không gây hại cho vùng kín. Tuy nhiên khi sự cân bằng này bị phá vỡ do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan, các vi khuẩn xấu khác có thể chiếm ưu thế và gây nhiễm khuẩn, cụ thể như:

Viêm âm đạo do nấm Candida Albicans: Đây là loại nấm men được tìm thấy ở âm đạo và niêm mạc âm đạo. Trong điều kiện bình thường, nấm Candida tồn tại ở dạng bào tử và không gây hại cho âm đạo. Chỉ khi bị tác động bởi các yếu tố như thời tiết nóng ẩm, vệ sinh sai cách, suy giảm miễn dịch… gây mất cân bằng pH âm đạo, chúng mới phát triển mạnh và dẫn đến tình trạng  sưng đỏ, ngứa ngáy, viêm nhiễm ở thành âm đạo.

Viêm âm đạo do tạp khuẩn (vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng…): Triệu chứng thường gặp đó là âm đạo tiết ra khí hư có màu nâu sẫm kèm theo mùi hôi, cảm giác nóng ran và ngứa ngáy ở thành âm đạo, đau rát khi quan hệ tình dục. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng âm đạo, viêm vùng chậu…

Viêm âm đạo do trùng Trichomonas: Đây là loại trùng roi sống ký sinh trong dịch tiết âm đạo, đặc biệt là trong các nếp nhăn ở bộ phận sinh dục. Trường hợp viêm nhiễm nhẹ, người bệnh thấy âm đạo tiết nhiều khí hư màu trắng đục hoặc màu vàng, mùi hôi, có thể lẫn mủ. Nếu bị nặng, khí hư có màu như máu, đi tiểu buốt và có thể lẫn máu. Nếu không trị dứt điểm, có thể dẫn đến viêm bàng quang. Bên cạnh đó, chị em có nguy cơ vô sinh, hiếm muộn do trùng roi có khả năng nuốt tinh trùng. Ngoài ra, trùng roi có lây qua đường tình dục, nên cần thực hiện các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.

Bác sĩ Hải cho biết, viêm âm đạo không khó điều trị nhưng rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng. Do đó, khi thấy có dấu hiệu bất thường tại vùng kín, chị em cần đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị tích cực theo đơn của bác sĩ. Bên cạnh đó, cần chú ý vệ sinh “vùng kín” đúng cách bằng các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng và tránh xa các sản phẩm chứa hương liệu và chất tẩy rửa mạnh. Để an toàn cho “cô bé”, bạn nên lựa chọn các sản phẩm có pH sinh lý trong khoảng [4-6] và có thành phần kháng khuẩn tự nhiên như Nano Bạc và các thảo dược như chè xanh, tinh chất bạc hà an toàn, không gây ích ứng lại có thể giúp khử mùi hôi, giúp giữ vùng kín luôn sạch, ngăn ngừa vi khuẩn, nấm rất tốt.

Song song với đó, bạn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Đồng thời kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm âm đạo hiệu quả mà không lo tái phát. Các thảo dược được nhắc đến đó là Trinh nữ hoàng cung (có tác dụng tăng sức đề kháng, chống viêm), Hoàng bá (thanh cấp nhiệt ở hạ tiêu), Khổ sâm, Dây ký ninh, Diếp cá (giúp thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ kháng viêm.

Đặc biệt, chế phẩm Immune Gamma được chiết tách từ tế bào vi khuẩn có lợi, giúp kích thích sản sinh lợi khuẩn để áp chế hại khuẩn, tăng miễn dịch tự nhiên, hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cân bằng pH âm đạo.

Để “nơi riêng tư” luôn khỏe mạnh, thơm tho, chị em đừng quên đi khám phụ khoa thường xuyên 3 – 6 tháng/lần. Điều này sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề bất thường tại âm đạo, từ đó sẽ có phương án đối phó kịp thời và không gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý cũng như sức khỏe của chị em.

Mọi thắc mắc bạn đọc cần giải đáp, vui lòng liên hệ 0896.509.509 – 19001259(tư vấn miễn phí).

[vivafbcomment]
Báo cáo bài viết
SHARE