Trang chủ Táo bón Nên ăn gì khi bị táo bón ?

Nên ăn gì khi bị táo bón ?

15701
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Ở Việt Nam, những năm gần đây số người bị táo bón ngày càng nhiều. Tuy không ảnh hưởng cấp tính đến sức khỏe nhưng người bệnh gặp nhiều khó chịu, phiền toái khi đi cầu và lâu ngày có thể dẫn tới bệnh trĩ.

Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu.

Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo.. Người bệnh thường đau bụng, đau đầu, đặc biệt là khó nhọc khi đi cầu. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Triệu chứng: Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục, muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột.

Nguyên nhân: Có thể chia táo bón thành 2 nhóm chính

Táo bón chức năng: Khi không có tổn thương ở đại tràng, trực tràng và hậu môn. Đây là nguyên nhân thường gặp nhất, thường là do chế độ ăn uống sinh hoạt thiếu hợp lý:

Chế độ ăn ít chất xơ. Chất xơ có nhiều trong các rau củ quả, một số loại chất xơ không bị tiêu hóa sẽ giúp làm phân mềm và không cứng. Bình thường, chúng ta cần 30 – 40g chất xơ trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn thường gặp ở những người có thói quen dùng đồ ăn nhanh, ăn nhiều các loại thịt, trứng, sữa và sản phẩm từ sữa; người cao tuổi ngại ăn đồ ăn có nhiều chất xơ do không nhai nuốt được dễ dàng.

– Uống không đủ nước cũng góp phần gây nên táo bón; sử dụng đồ uống có chất kích thích như cà phê, rượu, bia sẽ làm nặng thêm tình trạng táo bón.

– Do thói quen không đại tiện đúng giờ giấc, quên đại tiện làm rối loạn phản xạ mót rặn.

– Do nghề nghiệp: những nghề phải ngồi nhiều ít hoạt động, nghề tiếp xúc với chì, ngộ độc chì mạn tính, ảnh hưởng đến sự hoạt động của ruột.

– Do suy nhược: những người già, suy nhược, mắc bệnh mạn tính phải nằm lâu, làm nhu động ruột và trương lực các cơ thành bụng giảm gây nên táo bón.

– Rối loạn tâm thần: lo lắng, trầm cảm không để ý đến đại tiện, mất phản xạ mót rặn.

– Những bệnh toàn thân: tình trạng nhiễm khuẩn sốt nhiều, sau phẫu thuật mất nhiều máu.. những nguyên nhân này gây mất nước trong cơ thể do đó phân khô và táo.

– Do thuốc: một số thuốc làm giảm nhu động của ruột hoặc làm phân khô lại như: thuốc phiện, tanin, thuốc an thần, thuốc có chất sắt. Sử dụng các thuốc kích thích nhuận tràng kéo dài.

Táo bón do tổn thương thực thể:

– Những cản trở đường đi của phân: khối u của trực tràng, đại tràng… ngoài dấu hiệu táo bón có thể đại tiện ra nhầy máu, có thể có bí trung đại tiện, nội soi đại tràng phát hiện ra khối u.

– Những tổn thương bẩm sinh của đại tràng: Bệnh phình đại tràng, giãn đại tràng…

– Những tổn thương của trực tràng và hậu môn: Trĩ và nứt hậu môn: mỗi lần đại tiện rất đau, người bệnh không dám đại tiện và gây nên táo bón. Hẹp trực tràng và hậu môn, di chứng của bệnh nhiễm khuẩn vùng hậu môn trực tràng.

– Từ ngoài đè vào làm cản trở đại tiện: Phụ nữ có thai, nhất là những tháng cuối, thai to đè vào trực tràng. Khối u vùng tiểu khung. Các dây chằng dính sau mổ, hay sau viêm xung quanh đại, trực tràng làm co hẹp, đại trực tràng.

– Tổn thương ở não, màng não gây táo bón do rối loạn thần kinh thực vật.

Vậy bị táo bón nên ăn gì cho hết?

Bổ sung nhiều rau, củ quả để tăng cường chất xơ do chất xơ trong thực phẩm làm khối lượng phân tăng lên đáng kể sẽ kích thích vận động đường ruột, lại có thể bảo lưu thủy phần, tránh phân quá khô.

Ăn một số loại thức ăn có tác dụng nhuận tràng như mật ong, vừng, hạch đào, nho khô, khoai lang, khoai tây, đu đủ để thúc đẩy nhu động ruột. Một số loại rau củ khác như củ cải, cải thảo, bầu, và giá đỗ cũng giúp trị táo bón. Ngoài ra quả mơ, quả chuối có tác dụng trị táo bón. Nên ăn ngày 1 quả chuối tiêu chín.

– Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân.

– Khi đun nấu món ăn, có thể cho tăng một chút dầu ăn, như dầu đậu, dầu hạt cải, dầu vừng, dầu lạc…

– Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể sẽ dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để tiết ra bên ngoài vào sáng hôm sau. Trong trường hợp bị táo bón nặng, hãy hoà thêm 2 thìa cà phê thầu dầu vào trong cốc sữa.

– Mỗi ngày vào buổi sáng sớm khi tỉnh dậy, uống một cốc nước ấm lúc bụng đói.

– Kiêng các thức ăn loại kích thích như rượu mạnh, trà đặc, cà phê, hẹ, tỏi, ớt, ít ăn các thức ăn tanh mặn vị đậm. Nên hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô như đậu tương, lạc…

Chế độ sinh hoạt hợp lý

– Hoạt động đi đại tiện cần sự phối hợp của nhiều nhóm cơ ở vùng bụng. Do đó, năng vận động thân thể (đi bộ 30 phút/ngày) giúp tăng nhu động ruột và gia tăng trương lực cơ, giúp cải thiện hoạt động ở ruột già.

– Tập đại tiện đúng giờ cố định trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng.

– Không nên nhịn đại tiện.

Thuốc trị táo bón

Với các trường hợp táo bón lâu ngày cần sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ nhằm cải thiện thanh tình trạng này. Các thuốc điều trị táo bón được chia ra các loại sau:

– Thuốc trị táo bón tạo khối (igol, metamucil),

– Thuốc trị táo bón thẩm thấu (sorbitol, forlax, lactitol): chứa các muối vô cơ, đường. Khi uống vào, thuốc giữ nước trong lòng ruột giúp thải phân ra ngoài dễ dàng hơn.

– Các thuốc làm mềm phân (docusat) giúp nước thấm vào khối phân, làm phân mềm và dễ di chuyển hơn

– Các thuốc bôi trơn (norgalax, microlax) dùng bơm hậu môn.

– Thuốc trị táo bón kích thích (bisacodyl, cascara), tác động trực tiếp lên thần kinh chức năng vận động bài tiết của ruột, gây co bóp các cơ thành ruột tạo nhu động ruột đẩy phân ra ngoài.

Tuy nhiên, không nên sử dụng bất kỳ một loại thuốc chữa táo bón nào kéo dài quá 8 – 10 ngày, các thuốc trên có nhiều tác dụng phụ, dùng lâu có thể gây biến chứng cho đường ruột, có hại cho gan, thận và đặc biệt nó không giải quyết được gốc rễ của bệnh.

Cách điều trị táo bón an toàn và hiệu quả

Khi bị táo bón mãn tính, người bệnh nên chọn sản phẩm điều trị có nguồn gốc tự nhiên, thảo dược an toàn để sử dụng lâu dài, tránh tác dụng phụ.

Các thảo dược có tác dụng tốt trong điều trị táo bón, đau rát hậu môn và phòng bệnh trĩ (sa trĩ, chảy máu…) như Cao diếp cá, Cao đương quy, Rutin, Meriva, Magie có thể sử dụng lâu dài.

Trong đó Cao diếp cá có tính mát, kết hợp với Đương quy nhuận tràng thông đại tiện; Meriva là curcumin phopholipid rất dễ hấp thu tăng cường khả năng tiêu hóa; Magie là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, có tác dụng nhuận tràng, giúp hạn chế chứng táo bón hiệu quả.

Với táo bón nặng, mãn tính nên sử dụng sản phẩm có Cao diếp cá, Cao đương quy, Rutin, Meriva, Magie ngày 9 viên chia 3 lần để giảm ngay tình trạng táo bón sau 3-5 ngày sử dụng. Nên uống thường xuyên để dự phòng tránh táo bón.

Độc giả có thể gửi câu hỏi liên quan đến táo bón về hòm thư điện tử:  suckhoe@benhtri.net.vn để được PGS.Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm tư vấn, giải đáp hoặc liên hệ tới số điện thoại: (024) 39 959 9691900.1259 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

[vivafbcomment]