Phụ nữ mang thai và cho con bú rất dễ bị trĩ và táo bón. Bởi ngoài những nguyên nhân thông thường gây ra táo bón và trĩ do thói quen ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước và ít vận động…Phụ nữ mang thai và cho con bú phải chịu thêm những nguyên nhân khác, mà nhiều khi là bất khả kháng.
Tóm tắt nội dung bài viết
Nguyên nhân gây táo bón – trĩ ở phụ nữ mang thai và cho con bú
Táo bón và trĩ là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ mang thai, và gây nên nỗi khó chịu dai dẳng cho thai phụ trong suốt quá trình của thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón ở phụ nữ mang thai như nồng độ progesterone trong cơ thể quá cao. Đồng thời, do kích thước tử cung tăng lên chèn ép các cơ quan trong ổ bụng và do ít vận động. Trong tây y, giải thích về cơ chế gây ra chứng táo bón trong thai kỳ như sau: Do tác động của thai lên hệ tiêu hóa, nồng độ progesterone ở thai phụ tăng lên, làm giảm trọng lực cơ trơn dẫn đến thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non kéo dài làm cho thai phụ dễ bị táo bón. Bên cạnh đó, tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép những cơ quan trong ổ bụng.
Ngoài ra, còn có những yếu tố khác như, do lúc mang thai ốm nghén, mệt mỏi, thai phụ hạn chế việc đi lại, và ít vận động nên dẫn đến táo bón. Thời gian đầu và cuối thai kỳ thường bị kích thích gây tiểu nhiều, nhất là vào ban đêm nên nhiều thai phụ ngại uống nước, thêm vào đó là việc nôn ói lúc mang thai dẫn đến thiếu nước cũng dễ gây táo bón…
Khi mang thai, áp lực tăng cao, nhất là ở thời kỳ cuối của thai kỳ. Sự chèn ép của tử cung lên tĩnh mạch ngày càng nâng cao và ảnh hưởng đến sự hồi lưu của máu, làm cho trùm tĩnh mạch trĩ bị xung huyết, mở rộng ra. Hậu quả là thai phụ dễ mắc bệnh trĩ.
Trong thời kỳ mang thai, cũng cần phải uống viên sắt và canxi bổ sung. Vì đây là những nguyên nhân làm gai tăng táo bón và bệnh trĩ. Do vậy, bà bầu nên uống thuốc sau bữa ăn, uống với thật nhiều nước và vận động thể lực một cách hợp lý.
Phụ nữ cho con bú cũng dễ mắc bệnh trĩ và táo bón do hậu quả của quá trình mang thai để lại hoặc có thể trong thời gian cho con bú, thường kiêng khem quá mức trong chế độ ăn uống và sinh hoạt.
Nếu đã bị trĩ từ trước khi có thai thì phương pháp tốt nhất là chữa khỏi hẳn bệnh trĩ rồi mới nên có thai. Bời vì quá trình mang thai và sinh nở sẽ làm cho bệnh trĩ tiến triển nhanh hơn. Rất nhiều phụ nữ phải chịu đau đớn vì bệnh trĩ sau khi sinh con.
Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú mà bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu hơn. Điều này dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Nhất là khi bệnh trĩ có đi kèm với chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.
Chính vì vậy, nếu bị trĩ, táo bón trong thời kỳ mang thai và cho con bú, cần lưu ý: chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước và thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm.
Hoàn toàn yên tâm nếu mắc trĩ trong thời gian mang thai và cho con bú.
Nếu xuất hiện bệnh trĩ khi mang thai, chị em cần có những sản phẩm an toàn, có nguồn gôc từ thảo dược . Trong đó, chiết xuất Ngự tinh thảo (rai diếp cá) là một loại rau được sử dụng rộng rãi trong bữa ăn hàng ngày. Giáo sư Đỗ Tất Lợi trong cuốn Các cây thuốc và vị thuốc Việt nam cho biết Diếp cá là một vị thuốc quý, dùng chữa trĩ, lở loét, mụn nhọt, kinh nguyệt không đều, sưng tắc tia sữa ở phụ nữ đang nuôi con bú.
Các thành phần khác như đương quy, rutin, curcumin, magie đều được sử dụng rộng rãi trong dân gian cho phụ nữ mang thai và cho con bú, được các sách y dược nghi chép đầy đủ.
Đồng thời, chị em nên ăn nhiều rau xanh và uống đủ nước. Hạn chế đồ ăn cay nóng và vận động thế thao cho phù hợp với thai kỳ. Từ đó, nỗi lo về bệnh trĩ khi mang thai và những khó chịu mà bệnh trĩ gây ra sẽ không còn ám ảnh chị em.
Chị Lê Hà chia sẻ kinh nghiệm điều trị bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai và cho con bú.
[vivafbcomment]