Trang chủ Đại tiện ra máu Đi ngoài ra máu tươi “báo động đỏ” của 5 bệnh nguy...

Đi ngoài ra máu tươi “báo động đỏ” của 5 bệnh nguy hiểm

1487
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Bệnh đi ngoài ra máu tươi có thể là biểu hiện của mốt số bệnh nguy hiểm như Trĩ, polip hậu môn, nứt kẽ hậu môn, ung thư trực tràng… Tuy nhiên rất nhiều người thường bỏ qua dấu hiệu này bởi nó không đau đớn và ở vùng tế nhị.

Đi ngoài ra máu tươi "báo động đỏ" của 5 bệnh nguy hiểm
Đi ngoài ra máu tươi “báo động đỏ” của 5 bệnh nguy hiểm

Đi ngoài ra máu là bệnh rất phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai từ người già đến trẻ nhỏ đều có thể mắc phải, người bệnh đi ngoài ra máu đỏ tươi là do tổn thương ở khu vực hậu môn, trực tràng, đại tràng. Ở bài viết này chúng tôi đưa ra một số bệnh có dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi.

Đi ngoài ra máu tươi “báo động đỏ” của bệnh Trĩ

Bệnh đi ngoài ra máu là một trong những triệu chứng của bệnh trĩ, và đây cũng thường là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đi ngoài ra máu tươi. Thông thường ống hậu môn là nơi có nhiều mạch máu, tạo thành các búi tĩnh mạch nằm ở dưới lớp niêm mạc, do bị chèn ép trong khoảng thời gian dài nên bị giãn ra và hình thành các búi Trĩ.

Đi ngoài ra máu tươi là triệu chứng sớm nhất của bệnh, lúc đầu máu chảy kín đáo chỉ xuất hiện trên phân hay giấy vệ sinh về sau máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia, nặng hơn khi bệnh nhân đứng, ngồi xổm hay đi lại cũng khiến máu chảy ra, kèm theo đau rát, sa búi Trĩ, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh.

Với bệnh Trĩ người bệnh nên sớm lựa chọn phương pháp điều trị tránh bệnh đã nặng rất khó trị dứt điểm. Nên sử dụng các thảo dược từ diếp cá, đương quy, tinh chất nghệ, tinh chất hoa hòe để điều trị.

Polip trực tràng và đại tràng

Nếu bệnh nhân đi ngoài ra máu tươi nhiều, từng đợt thì rất có thể bị polip trực tràng và đại tràng, bệnh này rất dễ gặp nhưng lại khó phát hiện sớm, bệnh hình thành do sự tăng quá mức của niêm mạc đại tràng và trực tràng dần dần hình thành những khối u lồi vào trong lòng trực tràng.

Khi bệnh trở nặng polip có cuống dài và thấp gần hậu môn có thể sa ra ngoài, bệnh nhân thường nhầm lẫn với bệnh Trĩ.

Viêm nứt kẽ hậu môn

Viêm nứt kẽ hậu môn thường đi kèm với bệnh Trĩ, nguy cơ gây Viêm nứt kẽ hậu môn là do táo bón kéo dài, người bệnh phải rặn mạnh khi đi cầu khiến hậu môn sưng, phù nề, đỏ mọng rất dễ tổn thương… khiến bệnh nhân đi ngoài ra nhiều máu và đau rát nghiêm trọng.

Viêm loét đại tràng, trực tràng 

Là bệnh hiếm gặp ở trong nước, dấu hiệu của bệnh là, đi ngoài nhiều lần, đi ngoài ra nhiều máu tươi lẫn chất nhầy.

Khi phát hiện đi ngoài ra máu nhiều cần phải đi khám ngay để biết rõ bệnh tình và mức độ bệnh, từ đó tìm ra cách điều trị nhanh nhất.

Đi ngoài ra máu tươi do “Táo bón lâu ngày”

Ngoài ra những người bị táo bón kéo dài, khi đi cầu phân cứng cọ xát làm rách các mạch máu, búi tĩnh mạch trĩ cũng gây nên chảy máu. Với người mắc táo bón nên ăn nhiều rau xanh, hoặc sử dụng các loại chế phẩm giúp nhuận tràng như An Trĩ Vương để hạn chế tình trạng này.

Sự nguy hiểm của việc đi cầu ra máu tươi

Rất nhiều người thờ ơ với việc đi ngoài ra máu tươi nhiều, nghĩ rằng là do thói quen ăn uống không hợp lý, chỉ cần điều chỉnh lại một thời gian sẽ tự khỏi mà không biết rằng bệnh đi ngoài ra máu cũng có thể trở nặng và gây nguy hiểm cho người bệnh.

  • Gây thiếu máu: Thiếu máu là biến chứng của việc đi ngoài ra nhiều máu tươi, ban đầu thiếu máu sẽ khiến người bệnh hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi, không có tinh thần, nặng hơn có thể tụt huyết áp, dẫn đến các bệnh về tim mạch gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.
  • Nhiễm trùng máu: Ở hậu môn trực tràng có rất nhiều mạch máu khi vị viêm nhiễm mà không được điều trị kịp thời rất dễ bị nhiễm trùng máu, có thể dẫn đến tử vong.
  • Ung thư hậu môn trực tràng ác tính: Khi máu chảy nhiều ở vùng hậu môn, trực tràng sẽ kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Những điều cần làm để hạn chế việc đi ngoài ra máu tươi

  • Hạn chế ngồi lâu, đứng nhiều, bê vác vật nặng, hạn chế tập những môn thể thao có cường độ cao.
  • Thường xuyên hoạt động, đi bộ, bơi lội, tập dưỡng sinh…
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng như ớt, tiêu… đồ chiên xào và chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cafe…
  • Uống nhiều nước, nước giúp hấp thu chất xơ, làm mềm phân, đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Ăn nhiều rau xanh, chuối, táo, bưởi, cam… có nhiều chất xơ giúp làm mềm phân, đi ngoài dễ dàng.
  • Tập đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
  • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn sau khi đi cầu, giữ hậu môn luôn khô ráo.

Khi phát hiện đi ngoài ra máu tươi thì tốt nhất người bệnh nên đi khám ngay để phát hiện ra bệnh sớm và điều trị kịp thời. Liên hệ với tổng đài 1900.1259 để được tư vấn và hỗ trợ.

[vivafbcomment]