Trang chủ Bệnh trĩ Bệnh lý liên quan khác Đi cầu ra máu và đau bụng dưới là bệnh gì?

Đi cầu ra máu và đau bụng dưới là bệnh gì?

3783
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Đi cầu ra máu và đau bụng dưới là tình trạng mà ai trong đời cũng bị ít nhất một lần. Hiện tượng có thể do hậu môn bị tổn thương hoặc do một số bệnh lý nào đó gây nên. Vậy đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới là bệnh gì?

Đi ngoài ra máu là tình trạng trong phân hoặc giấy vệ sinh có dính máu, tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà lượng máu có thể ít hoặc nhiều. Bên cạnh đó, người bệnh còn kèm theo dấu hiệu đau bụng dưới và đây có thể là biểu hiện của một bệnh nào đó thuộc nhóm bệnh hậu môn – trực tràng.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng đi cầu ra máu và đau bụng, có thể chia thành hai nhóm chính:

Đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới không phải là bệnh lý: Đây chỉ là tình trạng hậu môn bị tổn thương do dị vật đâm làm khó chịu hậu môn hoặc người thường xuyên quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, khiến hậu môn tổn thương, do đó khi đại tiện sẽ làm vết thương rỉ máu.

đi ngoài ra máu kèm đau bụng nguyên nhân đo đâu

Đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới do bệnh lý: Đa phần hiện tượng đi ngoài ra máu là dấu hiệu của những bệnh lý xảy ra ở hậu môn – trực tràng.

Những bệnh lý liên quan đến đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới

Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng cho biết: đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới có thể là triệu chứng của những bệnh lý sau:

Bệnh trĩ: Cũng do chứng táo bón gây ra, bệnh trĩ thường gặp ở những người hay đứng hoặc ngồi nhiều (nhân viên văn phòng, lái xe, công nhân may….). Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ có dấu hiệu chảy máu ở hậu môn sau mỗi lần đại tiện, có người còn có dấu hiệu đau bụng dưới, khiến hậu môn suy yếu, gây viêm nhiễm nặng.

Nứt kẽ hậu môn: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu đặc trưng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Bệnh thường do chứng táo bón gây nên, do phân to và cứng nên người bệnh phải rặn mạnh làm cho hậu môn sưng đau, trầy sướt và chảy máu.

Polyp đại trực tràng: Là hiện tượng khối u phát triển bất thường ở ruột già, triệu chứng điển hình của bệnh là chứng đi ngoài ra máu tươi, một số trường hợp khác có thể gặp phải hiện tượng đau bụng dưới.

Ápxe hậu môn : Nguyên nhân gây bệnh apxe hậu môn chủ yếu là do hậu môn bị nhiễm trùng, hình thành nên các rãnh mủ khiến người bệnh đau nhức, khó chịu, và khi bệnh tiến triển nặng sẽ gây sưng quanh hậu môn, đỏ rát, chảy máu hoặc chảy mủ.

Ung thư trực tràng : Đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới đôi khi cũng là dấu hiệu cảnh báo người bệnh đang mắc phải bệnh ung thư trực tràng. Triệu chứng thường thấy của bệnh là đại tiện ra máu, bị áp lực ở vùng bụng dưới, đi tiểu nhiều, …

Chứng táo bón: Táo bón là vấn đề khó chịu nhất mà nhiều người mắc phải, bệnh có thể xảy ra 1 lần hoặc nhiều lần. Biểu hiện của táo bón là phân khô, khối phân to, rắc chắc, khó ra nên người bệnh phải rặn mạnh, tạo sự ma sát với niêm mạc thành hậu môn dẫn đến chảy máu.

Cách điều trị bệnh đi ngoài ra máu kèm đau bụng dưới

Để điều trị dứt điểm bệnh đi ngoài ra máu người bệnh phải đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh, từ đó có hướng chữa trị thích hợp.

Trường hợp bệnh nhẹ thì chỉ cần uống thuốc tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, tuy nhiên, bệnh tiến triển nặng thì cần theo dõi và làm phẫu thuật ( bệnh trĩ – cắt búi trĩ) hoặc chữa trị lâu dài. Nên bổ sung đồng thời các thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Đương quy, Rutin (chiết xuất hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng Meriva…có trong sản phẩm An Trĩ Vương giúp nhuận tràng, giảm táo bón, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ một cách hiệu quả.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần cải thiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý như: uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, hạn chế ăn đồ cay nóng hoặc các chất kích thích, tăng cường bổ sung nhiều chất xơ cho cơ thể, …

☎ Gọi 1900.1259 để được chuyên gia tư vấn về tình trạng đi cầu ra máu và đau bụng (miễn phí)

[vivafbcomment]