Trang chủ Sức khoẻ cho mọi người Bệnh gan, mật Dấu hiệu nhận biết suy thận và cách phòng ngừa

Dấu hiệu nhận biết suy thận và cách phòng ngừa

2
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Suy thận có thể gây những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Dấu hiệu nhận biết suy thận là gì? Cách phòng ngừa suy thận.

Dấu hiệu nhận biết suy thận

Suy thận theo y học hiện đại được chia làm 2 loại suy thận cấp và suy thận mạn.

  • Suy thận cấp là suy thận suy giảm chức năng thận một cách đột ngột. Tình trạng này diễn ra trong vòng vài giờ đến vài ngày.
  • Suy thận mạn là suy giảm chức năng thận trong khoảng thời gian kéo dài nhiều tháng nhiều năm. Và suy thận mạn thường không hồi phục được.

Suy thận cấp được nhận biết bằng khởi phát bệnh nhân đi tiểu ít. Đi tiểu ít dần theo thời gian và dần không đi tiểu được. Nếu được điều trị đúng cách và kịp thời có thể phục hồi một phần hoặc hoàn toàn chức năng thận.

Còn đối với suy thận mạn bệnh thường không có triệu chứng gì. Bệnh nhân âm thầm phát triển bệnh từ nhiều năm trước. Và khi đến cơ sở y tế thường trong tình trạng mệt mỏi choáng váng do tình trạng thiếu máu, tăng huyết áp và do các biến chứng của suy thận. Vì thế suy thận mạn thường không được chẩn đoán sớm điều trị kịp thời.

Suy thận có mấy giai đoạn?

Suy thận mạn và suy thận cấp được chia theo từng giai đoạn bệnh khác nhau và biểu hiện của từng giai đoạn bệnh cũng khác nhau.

Các giai đoạn của suy thận cấp

Suy thận cấp diễn biến lần lượt theo 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1 là giai đoạn khởi phát bệnh trong vòng 24 giờ
  • Giai đoạn 2 là giai đoạn thiểu niệu. Bệnh nhân tiểu ít dần và sau đó không đi tiểu được.
  • Giai đoạn 3 là giai đoạn bệnh nhân đi tiểu nhiều hơn. Số lượng nước tiểu tăng trở lại và kéo dài trong vòng 5-7 ngày.
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn hồi phục chức năng, nước tiểu trở về trạng thái bình thường. Giai đoạn này có thể diễn ra trong vòng 4 tuần hoặc nhiều hơn.

Các giai đoạn của suy thận mạn

Theo Hiệp hội Thận học Mỹ, suy thận mạn được chia làm 5 giai đoạn tùy theo mức độ lọc của thận. Ở giai đoạn cuối cùng tùy theo mức lọc của thận bệnh nhân sẽ có chỉ định điều trị thay thế thận. Khi mức lọc thận dưới 15ml/phút là giai đoạn nguy hiểm nhất cần được điều trị thay thế. Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ được chỉ định điều trị lọc máu hoặc ghép thận. Thông thường sẽ là lọc máu nhân tạo và lọc màng bụng kèm theo ghép thận.

Với phương pháp lọc máu nhân tạo, bệnh nhân sẽ dùng máy nhân tạo, màng lọc nhân tạo để thải những chất độc trong máu ra khỏi cơ thể.

Phương pháp lọc màng bụng là sử dụng màng bụng của bệnh nhân làm màng lọc để thải chất độc ra khỏi cơ thể.

Ai có nguy cơ mắc suy thận?

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Những người có nguy cơ mắc suy thận bao gồm:

– Người thường xuyên có chế độ ăn uống không lành mạnh.

– Người có bệnh lý nền không kiểm soát tốt. Trong đó có rất nhiều trường hợp suy thận do đái tháo đường. Tùy theo bệnh kéo dài nhiều năm hay mới mắc sẽ kéo theo suy thận kèm theo mức độ nào.

– Người không đi khám sức khỏe định kỳ, không phát hiện bệnh lý tiềm tàng trong cơ thể.

– Hoặc có những trường hợp bệnh nhân nghe theo các thông tin trên mạng, truyền miệng… điều trị bệnh bằng các thuốc, thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc. Điều này có thể dễ dàng dẫn đến ngộ độc thận.

Phòng ngừa suy thận

Để giảm các nguy cơ gây suy thận, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng khoa học và kiểm soát bệnh lý nền tốt. Cụ thể, cần ăn giảm muối, uống đủ nước trong ngày và ăn giảm lượng đạm để tránh quá tải cho thận. Việc uống đủ nước không chỉ tốt cho hoạt động của thận mà còn tốt cho cả cơ thể. Kèm theo đó là chế độ luyện tập hàng ngày, ăn uống điều độ và ăn sạch. Cần hạn chế đồ ăn mặn, ăn quá ngọt, quá nhiều chất béo, không hút thuốc lá uống rượu bia… Bên cạnh đó cần giảm căng thẳng trong cuộc sống. Việc thay đổi chế độ lối sống là rất quan trọng giúp phòng ngừa và ngăn các biến chứng suy thận. Bên cạnh đó, cần duy trì việc khám sức khỏe định kỳ 6 tháng -1 năm/lần.

Việc ăn mặn làm tăng lượng muối nạp vào cơ thể. Và nếu diễn ra trong thời gian dài sẽ làm thận quá tải gây ra tình trạng tăng huyết áp nặng thêm bệnh lý suy thận.

Khi bệnh nhân đã được chẩn đoán suy thận ở giai đoạn nào thì thận vẫn cần được bảo tồn. Đặc biệt, bệnh nhân cần tuân thủ quá trình điều trị của bác sĩ. Trong đó đặc biệt lưu ý việc điều trị các bệnh nền gây suy thận.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào của cơ thể, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Việc phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm và điều trị đúng cách ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị bệnh.

[vivafbcomment]
Báo cáo bài viết
SHARE