Bệnh trĩ hình thành do giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở ống hậu môn. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống, gây cảm giác khó chịu ở hậu môn, trực tràng. Nếu không điều trị bệnh trĩ kịp thời có thể gây ra một số biến chứng, như hoại tử, loét, chảy máu, tắc mạch,….
Nguyên nhân gây bệnh trĩ có nhiều điểm chưa thật chắc chắn, tuy nhiên có một số yếu tố có liên quan đến sự hình thành bệnh trĩ, như yếu tố di truyền, thể trạng thừa cân béo phì, đặc thù công việc ngồi nhiều, lao động nặng nhọc, phụ nữ mang thai, mắc các bệnh mạn tính như đái tháo đường, hội chứng ruột kích thích,….
Trên thực tế, gặp một số hoàn cảnh được coi là yếu tố thúc đẩy bệnh trĩ, dù không phải khi nào cũng giải thích được rõ cơ chế, như hiện tượng tiêu chảy hay táo bón kéo dài, thời kỳ thai nghén, chế độ ăn nhiều chất kích thích, dùng thuốc đặt hậu môn, luyện tập một số động tác thể thao gây tăng áp lực ổ bụng,…
Chẩn đoán bệnh trĩ nói chung khá dễ dàng, đa số người bệnh tự biết mình bị bệnh trĩ và có thể mô tả rất rõ khi đi khám bệnh.
Các dấu hiệu của bệnh trĩ là:
– Ở giai đoạn sớm, hoặc khi bắt đầu xuất hiện, thường có biểu hiện đi ngoài phân dính máu, các vệt máu bọc quanh những khối phân cứng do táo bón. Máu sẽ tự ngừng chảy khi đi ngoài xong.
– Kèm theo đi ngoài ra máu là tình trạng ngứa, rát hậu môn, cảm giác khó chịu tăng lên khi ngồi lâu, hoặc sau ăn cay nóng, sau uống rượu, bia, chất kích thích….
– Giai đoạn muộn thường có biểu hiện sa búi trĩ ra ngoài hậu môn, kèm theo đau rát, có thể không ngồi được.
– Trường hợp bị trĩ ngoại thì búi trĩ xuất hiện ở ngay rìa hậu môn, và luôn nằm thường trực ở rìa hậu môn, gây vướng víu, khó chịu.
– Khi búi trĩ sa ra ngoài không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như nghẹt, loét, hoại tử, nhiễm trùng.
Phân loại bệnh trĩ
Tùy theo vị trí xuất phát búi trĩ mà bệnh trĩ được chia ra các loại:
– Trĩ nội:
Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong, nằm phí trên đường lược thì được gọi là trĩ nội. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, trĩ nội lại được chia thành 4 độ. Việc chia độ bệnh trĩ nội vô cùng quan trọng, nó quyết định phương pháp điều trị là điều trị nội khoa hay phải phẫu thuật cắt trĩ.
+ Trĩ nội độ 1: Mới hình thành, chỉ có biểu hiện đi ngoài ra máu, kèm theo ngứa rát hậu môn
+ Trĩ nội độ 2: Búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, nhưng tự co lên được
+ Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa xuống khi đi ngoài, phải đẩy mới lên được
+ Trĩ nội độ 4: Búi trĩ sa ra ngoài hậu môn, luôn luôn ở ngoài hậu môn, không co lên được, có thể gây nghẹt dẫn đến hoại tử.
Đối với trị nội độ 1, độ 2, độ 3 búi trĩ nhỏ thì chỉ cần điều trị nội khoa, có thể điều trị bằng đông y, tây y hoặc đông tây y kết hợp. Đối với trị nội độ 3 búi trĩ to và trị nội độ 4 thì phải điều trị bằng phẫu thuật.
– Trĩ ngoại:
Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, nằm phía dưới đường lược. Trĩ ngoại luôn luôn hiện diện ở rìa hậu môn. Theo mức độ, trĩ ngoại được chia ra trĩ ngoại không biến chứng và trị ngoại có biến chứng:
+ Trĩ ngoại không biến chứng: Búi trĩ thường trực ở rìa hậu môn, không có huyết khối, không nhiễm trùng, không loét, không đau, chỉ gây vướng víu. Trĩ ngoại không biến chứng chỉ cần điều trị nội khoa.
+ Trĩ ngoại có biến chứng: Búi trĩ ở rìa hậu môn, bị nhiễm trùng, lở loét, tắc mạch tạo thành các cục máu đông trong búi trĩ gây đau nhức. Điều trị trĩ ngoại có biến chứng là phải phẫu thuật.
– Trĩ hỗn hợp:
Khi búi trĩ sa và nghẹt, có thể búi trĩ có hai phần, phần trên đỏ tươi, ướt và phần dưới đỏ sẫm và khô. Giữa hai phần có rãnh tương ứng với đường lược. Trĩ hỗn hợp là giai đoạn muộn của bệnh trĩ, các búi trĩ hỗn hợp thường liên kết với nhau tạo thành trĩ vòng.
Điều trị bệnh trĩ như thế nào?
– Điều trị cơn trĩ cấp:
Trong trường hợp trĩ đang gây chảy máu, ngứa rát hậu môn, sưng nề,… thì phải điều trị ngay bằng thuốc giúp nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Các thuốc điều trị cơn trĩ cấp có thể dùng:
+ Daflon 500mg: Ban đầu dùng liều 6 viên mỗi ngày chia 3 lần, sau đó duy trì liều 4 viên, rồi 2 viên mỗi ngày, chia 2 lần tùy theo đáp ứng
+ Protolog cream: Bôi trực tiếp vào vùng hậu môn nếu có ngứa rát nhiều
Tuy nhiên các thuốc này chỉ có tác dụng giảm đau, cầm máu tạm thời, để điều trị tận gốc bệnh trĩ cần điều trị dứt điểm các nguyên nhân gây bệnh trĩ.
– Điều trị táo bón:
Táo bón là nguyên nhân chinh dẫn đến bệnh trĩ cũng như ảnh hưởng đến kết quả điều trị, điều trị táo bón là biện pháp quan trọng. Các biện pháp điều trị táo bón:
+ Chế độ ăn nhiều chất xơ: Ăn nhiều rau, củ quả, uống nhiều nước, mỗi ngày uống ít nhất 2,5 lít nước sôi để nguội,…. Không ăn thức ăn cay nóng, các chất kích thích như ớt, tỏi, rượu, bia, chè, café,…
+ Vận động hợp lí: Tăng cường vận động thể lực, thể dục thể thao, ngày tập ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
+ Sử dụng men sinh có chứa chất xơ hòa tan: Đây là biện pháp đơn giản, mang lại hiệu quả cao.
Men vi sinh GoldenLAB có chứa chất xơ hòa tan, nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên tổng hợp từ kim chi Hàn Quốc, được bào chế bằng công nghệ LAB2Pro tiên tiến nhất hiện nay. Men vi sinh GoldenLAB có tác dụng kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thu, tăng nhu động ruột, hạn chế táo bón,…Liều dùng 2 gói mỗi ngày, chia 2 lần, có thể uống liên tục hoặc kéo dài 6 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
– Điều trị nội khoa – cách điều trị bệnh trĩ:
Đối với trị nội độ 1, độ 2, độ 3 búi trĩ nhỏ, trị ngoại không biến chứng thì hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng nội khoa sau khi đã qua giai đoạn trĩ cấp. Cách hỗ trợ điều trị nội khoa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả, đó là sử dụng TPCN An Trĩ Vương.
An Trĩ Vương có chứa các thành phần Diếp cá, Đương quy, Rutin, Magie có tác dụng nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, kháng viêm, giảm đau. Đặc biệt có chứa Meriva tức là Curcumin phospholipid (tinh chất nghệ được phospholipid hóa), giúp tăng hấp thu vào máu cao hơn 30% so với Curcumin từ nghệ thông thường, có tác dụng kháng viêm, nhuận tràng, làm giảm đáng kể tình trạng táo bón, và mau lành các tổn thương bệnh trĩ.
Công dụng của An Trĩ Vương:
+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, như chảy máu, sa búi trĩ, ngứa rát hậu môn,…
+ Cải thiện các biến chứng của bệnh trĩ như sa trực tràng, viêm, nứt kẽ hậu môn,….
+ Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa táo bón;
+ Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa.
Cách sử dụng:
Trĩ nội độ 1, độ 2, trĩ ngoại không biến chứng:
+ Liều tấn công: 9 viên/ ngày, chia 3 lần, kéo dài trong 1 tháng đầu
+ Liều duy trì: 4 – 6 viên/ ngày, chia 2 – 3 lần, kéo dài 2 – 3 tháng tiếp theo
Trĩ nội độ 3 búi trĩ nhỏ:
+ Liều tấn công: 9 viên/ ngày, chia 3 lần, kéo dài trong 2 – 3 tháng đầu
+ Liều duy trì: 4 – 6 viên/ ngày, chia 2 – 3 lần, kéo dài 2 – 3 tháng tiếp theo
Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ, sử dụng liên tục từ 3 – 6 tháng để có kết quả tốt nhất. An Trĩ Vương sử dụng an toàn cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ mang thai và cho con bú.
– Điều trị ngoại khoa:
Đối với trĩ nội độ 3 mà búi trĩ to chiếm gần hết lỗ hậu môn, trĩ nội độ 4, trĩ ngoại có biến chứng thì phải điều trị bằng phẫu thuật. Hiện có nhiều biện pháp phẫu thuật, như cắt trĩ, thắt búi trĩ, đốt điện, Longo,….
Với trĩ sau phẫu thuật, sử dụng TPCN An Trĩ Vương với liều duy trì đề phòng bệnh tái phát: 4 viên/ngày, chia 2 lần, uống kéo dài 2 – 3 tháng để đạt kết quả tốt nhất.