Đại tiện ra máu khiến nhiều người nhầm lẫn là do bệnh có liên quan đến dạ dày. Tuy nhiên, thực chất đại tiện ra máu tươi là do triệu chứng của một số bệnh liên quan đến vùng hậu môn trực tràng.
Tóm tắt nội dung bài viết
Đại tiện ra máu có nguy hiểm không?
Đại tiện ra máu mặc dù không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hơn thế, nếu chảy máu kéo dài với lượng máu nhiều dễ gây thiếu máu và cơ thể mệt mỏi.
Tùy thuộc vào trạng thái bệnh lý mà lượng máu có thể ít hay nhiều. Đại tiện ra máu là nguyên nhân của nhiều bệnh. Bệnh đầu tiên phải kể đến là bệnh trĩ, chứng táo bón, sau đó là các bệnh liên quan đến trực tràng, viêm, nứt kẽ hậu môn…
Người bị đại tiện ra máu cần phân biệt rõ, khi bị đại tiện ra máu tươi thường kèm theo những triệu chứng như đau, sưng, nhức, ngứa vùng hậu môn. Nếu có những biểu hiện trên bạn chắc chắn đã bị trĩ, viêm ống hậu môn…
Đại tiện ra máu là bệnh gì?
Đi đại tiện ra máu tươi là dấu hiệu đầu tiên và cũng là triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh trĩ. Ban đầu máu chảy kín đáo, bệnh nhân tình cờ phát hiện có máu ở giấy vệ sinh hoặc nhìn thấy ở một vài tia máu nhỏ dính vào phân. Sau đó, máu chảy thành giọt hoặc phun thành tia như cắt tiết gà. Muộn hơn nữa là mỗi cứ lần đại tiện, ngồi xổm đi lại nhiều là ra máu. Kèm theo, bệnh nhân thường xuyên bị táo bón và sau đó có thể phân mềm vẫn ra máu.
Bệnh trĩ là do sự giãn quá mức của các tĩnh mạch ở hậu môn, trực tràng, viêm sưng, xuất huyết, gây đau đớn. Nếu không điều trị kịp thời thì bệnh trĩ rất nguy hiểm. Đối với bệnh trĩ bạn có thể sử dụng sự hỗ trợ của thuốc và thực phẩm chức năng có tác dụng điều trị táo bón. Khi chọn các sản phẩm chức năng để hỗ trợ quá trình điều trị táo bón đạt hiệu quả, cách tốt nhất lựa chọn sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược tự nhiên. Bởi sự an toàn kèm theo hiệu quả cao. Những thành phần thảo dược rất tốt trong việc điều trị bệnh táo bón đó là: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Meriva. Trong đó, Diếp cá là vị thảo dược được biết đến với công dụng thanh nhiệt, giải độc, trị táo bón. Vị thứ 2, Đương quy giúp hoạt huyết, bổ máu, chống thiếu máu. Vị thứ 3, Rutin chiết xuất hoa hòe với tác dụng chống co giãn tĩnh mạch, bền vững thành mạch chắc khỏe. Vị cuối cùng đó là Meriva được chiết tách từ tinh chất nghệ và màng tế bào hạt đậu nành không những giúp kháng viêm, tiêu sưng mà còn tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể….Khi kết hợp những loại thảo dược trên bạn sẽ yên tâm thoát khỏi bệnh trĩ mà không cần tốn nhiều thời gian và công sức.
Tốt nhất bạn nên đến trung tâm y tế, phòng khám chuyên khoa để tìm được nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời nhất. Đừng cố gắng tự điều trị dẫn đến các biến chứng và tình trạng bệnh trở nặng hơn.
[vivafbcomment]