Trang chủ Sức khoẻ cho mọi người Sức khoẻ cơ xương khớp Cách điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả bậc nhất hiện...

Cách điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả bậc nhất hiện nay

3
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Gai cột sống là hiện tượng xuất hiện các phần xương mọc ra bên ngoài hai bên của cột sống. Gai cột sống có thể đi kèm với các triệu chứng rễ thần kinh, đau vai, cổ, đau mỏi cánh tay hoặc nặng hơn nữa là tê tay,…. Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là gì? Làm thế nào để có thể điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả nhất?

Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Nguyên nhân gai cột sống là do đốt xương sống bị thoái hóa. Khung cột sống của mỗi người có hai đoạn cong ra phía trước là cổ và thắt lưng, hai khúc cong ra phía sau là ngực và vùng xương cùng. Khoảng cách giữa các nấc cong trên khung cột sống chính là nơi chịu tác động nhiều nhất, chúng đóng vai trò như bản lề, giúp cơ thể vận động uyển chuyển. Do vậy trong quá trình lao động hàng ngày, khung cột sống sẽ dần bị lão hóa. Khi đó, cơ thể chúng ta cần phải thích ứng lại bằng cách hàn gắn các vết xương đã bị nứt rạn. Tuy nhiên việc hàn gắn quá mức sẽ tạo ra những gai xương.

Gai xương chính là đoạn xương mọc ra ở hai bên rìa mép giữa hai đốt sống liên kết với nhau, hoặc mọc ngay trong các sụn khớp gối. Gai xương có thể mọc ở khắp nơi. Một số vị trí thường gặp nhất có thể kể đến như: đốt sống cổ 5, 6, 7; cột sống lưng L4, L5 và S1. Điều này có nghĩa là đoạn cuối cùng của cột sống là thường có gai xương mọc lên nhiều nhất.

Đoạn cột sống cuối cùng luôn là chỗ xảy ra nhiều vận động, cũng là nơi chịu lực nhiều nhất, nơi dễ tổn thương do thoái hoá. Bởi vậy, đây cũng là nơi bộ xương cơ thể phải thích ứng liên tục bằng cách bồi phụ khi có tổn thương hay các triệu chứng thoái hóa xuất hiện. Tuy nhiên, việc bồi phụ ấy không chỉ hàn gắn các tổn thương mà còn vô tình gây ra đóng vôi các dây chằng bị tổn thương, dẫn đến bệnh gai cột sống mà chúng ta thường gặp hiện nay.

Những triệu chứng khi bị gai cột sống

Theo thông tin từ PGS.TS Trần Đình Ngạn – Nguyên chủ nhiệm khoa tim, thận, khớp, nội tiết – Nguyên PGĐ Quân y Viện 103, hiện tượng gai xương được hình thành bởi cả một quá trình tích tụ chứ không chỉ trong thời gian ngắn. Gai xương thường xuất hiện với các triệu chứng điển hình là đau khi vận động, quay cổ nghiêng trái hoặc nghiêng phải.

Triệu chứng đau là biểu hiện sớm của bệnh gai cột sống. Khi chúng ta bị đau mỏi cổ từng cơn khi vận động, tuy nhiên sau đó lại tự hết thì không nên chủ quan. Bởi nếu để lâu ngày bệnh gai xương có thể trở nặng. Triệu chứng đau là dấu hiệu cảnh báo rằng gai xương có thể mọc ở ở đó và cần có phương án phòng ngừa từ sớm.

Như đã nói ở trên, gai xương là hậu quả của quá trình thoái hóa của xương khớp. Khi xương gai mọc ra, triệu chứng đầu tiên chính là đau. Nếu không may, gai xương đè vào các lỗ tiếp hợp, nơi các mạch máu lưu thông ra vào và là nơi mà hệ thần kinh chui ra thì sẽ làm giảm khả năng lao động và gây teo cơ. Lúc này, những hoạt động có tính chất tinh vi hơn một chút cũng sẽ khó để thực hiện.

Trường hợp gai xương mọc ở khu vực đốt sống cổ sẽ gây ảnh hưởng đến các hoạt động của não như: suy giảm trí nhớ, tổn thương não. Do vậy, bệnh gai xương nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm có thể dẫn đến những biến chứng nặng nề. Một số trường hợp người bệnh bị gai xương mọc ở đốt L4, L5 thì có thể bị chi phối thần kinh thực vật – nơi điều khiển việc đi đại tiện, tiểu tiện. Điều này có thể dẫn tới các bệnh nhiễm khuẩn khác khi người bệnh đi ngoài không kiểm soát.

Cách điều trị bệnh gai cột sống hiệu quả

Khi cơ thể cảnh báo các dấu hiệu đau cột sống cổ hay cột sống thắt lưng thì người bệnh cần nghĩ ngay đến các biện pháp cấp thiết để gai xương không mọc ra. Để làm được điều đó, người bệnh cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, bổ sung đầy đủ các chất như Canxi, Vitamin D3, MK3 và các chất vi lượng khác như: magie, đồng, kẽm,… để nuôi dưỡng xương chắc khỏe.

Những dưỡng chất này còn đóng vai trò là kho dự trữ giúp cơ thể khắc phục nhanh chóng những khiếm khuyết, nguy cơ thoái hóa, loãng xương, mẻ xương,…. Bởi gai xương được hình thành là do cơ thể “gọi” quá nhiều canxi đến để hàn gắn tổn thương, nên nếu cơ thể luôn có đủ lượng MK7 thì dưỡng chất này có thể vận chuyển Canxi đến đúng chỗ và đào thải được lượng Canxi thừa ra khỏi cơ thể, không để lắng đọng tạo điều kiện phát triển gai xương. Riêng đối với nữ giới ở độ tuổi ngoài 30 cần bổ sung thêm nội tiết tố nữ estrogen để tăng mật độ xương và tránh thoái hóa khớp.

Thêm vào đó, mỗi chúng ta cũng nên duy trì cho mình một chế độ luyện tập thể dục thể thao hợp lý, tránh ngồi quá lâu… để phòng tránh xuất hiện gai xương cũng như các bệnh xương khớp khác.

Với những trường hợp đã xuất hiện gai xương khớp, người bệnh cần được can thiệp bằng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc giảm đau, thuốc làm mềm cơ. Lưu ý, khi sử dụng những loại thuốc này nên có chỉ định của bác sĩ. Trên thực tế, gai xương chỉ có thể gây nguy hiểm và để lại biến chứng khi chúng đè vào rễ thần kinh,… còn lại khoảng 80% mọi người đều có thể can thiệp nội khoa và bổ sung các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa Canxi, MK7 và Vitamin D3. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dùng phương pháp nắn chỉnh, bấm huyệt, châm cứu, các biện pháp kéo giãn,… để khắc phục tình trạng này.

Cuối cùng, để điều trị gai cột sống hiệu quả, PGS.TS Trần Đình Ngạn chia sẻ người bệnh cũng cần bổ sung các chất nuôi dưỡng thần kinh, tăng tuần hoàn máu như như Chondroitin, Ginkgo Biloba, các loại vitamin nhóm B như B1, B2, B6 để có thể làm giảm các triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, tê bì chân tay.

Liên hệ 19001259 để được tư vấn miễn phí.

[vivafbcomment]
Báo cáo bài viết
SHARE