Cách chữa và điều trị bệnh trĩ ngoại đơn giản mà hiệu quả – Trĩ ngoại là tình trạng vùng da xung quanh viền hậu môn bị sưng đau, viêm nhiễm làm cho các tĩnh mạch hậu môn bị căng giãn dẫn đến việc tăng sinh những mô liên kết hay gây ra tình trạng tụ máu (máu đông). Người mắc bệnh trĩ ngoại hay có cảm giác đau giống có thứ gì đó nơi hậu môn. Một số cách chữa bệnh trĩ ngoại dưới đây sẽ cho người bệnh nhiều sự lựa chọn tốt nhất.
Tóm tắt nội dung bài viết
Chữa trị ngoại đơn giản bằng thay đổi thói quen
Chữa trĩ ngoại tốt nhất là phòng tránh những nguyên nhân gây ra bệnh. Ngăn ngừa được những nguyên nhân gây ra bệnh như táo bón, chảy máu, đau, sưng ngứa rát hậu môn, sa búi trĩ….bạn sẽ có cơ hội trị khỏi hẳn bệnh trĩ ngoại trong khi bệnh còn nhẹ.
Xây dựng thói quen đại tiện vào thời điểm nhất định hàng ngày. Khi cảm thấy khó đại tiện, đi phân rắn hãy chia làm 2 lần đại tiện mỗi ngày nhằm giúp giảm áp lực lên các tĩnh mạch vùng hậu môn.
Không sử dụng những chất kích thích như cà phê, bia rượu và thuốc lá.
Uống đủ nước cần thiết mỗi ngày, cung cấp nhiều trái cây, chất xơ có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp đại tiện ra phân mềm.
Thường xuyên luyện tập thể thao mỗi ngày. Hãy đổi tư thế làm việc sau nửa tiếng nếu công việc của bạn đừng, ngồi hay đi lại nhiều.
Ngâm rửa hậu môn mỗi ngày 2 lần, khoảng 20 phút/lần trong nước ấm, việc này khiến máu được lưu thông tốt.
Cách trị bệnh trĩ ngoại bằng phương pháp phẫu thuật
Bệnh trĩ ngoại được khuyến cáo không nên phẫu thuật, trừ trường hợp bị sưng và nhiễm trùng, lở loét hoặc đến giai đoạn nghiêm trọng. Việc phẫu thuật tưởng chừng rất đơn giản nhưng cần phải được thực hiện một cách cẩn thận bởi sẽ nguy hiểm hiểm đên tính mạng do phẫu thuật không đạt chuẩn. Vì vậy, hãy tìm đến những bệnh viện uy tín chất lượng để được tư vấn.
Cách chữa bệnh trĩ ngoại bằng thuốc
Có 2 loại thuốc điều trị bệnh trĩ đó là thuốc uống và thuốc bôi hay còn gọi là thuốc đặt.
Thuốc uống: là những loại thuốc mang lại công dụng tăng khả năng thẩm thấu, đồng thời gia tăng tốc độ chắc của thành tĩnh mạch, giúp giảm tình trạng phù nề, sưng tấy. Các loại thuốc trên thường có chất Vitamin P (Rutin) và những chất được chiết xuất từ thực vật có tên là Flavonoid.
Thuốc bôi: lấy thuốc mỡ bôi lên phần da bị tổn thương sau khi được ngâm với nước ấm khoảng 15 phút. Nó có tác dụng giảm đau, giảm ngứa, sát trùng và chống viêm. Ngoài ra, thuốc đạn thường được đặt vào hậu môn nhưng hay áp dụng cho bệnh trĩ nội hơn trĩ ngoại. Nhưng phải được sự hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng những loại thuốc trên. Bệnh nhân cần kiên trì uống thuốc trong thời gian dài mới có thể thoát khỏi bệnh.
Chữa trĩ ngoại bằng Đông y
Chữa bệnh trĩ ngoại bằng thảo dược có thể sử dụng dưới dạng viên uống trực tiếp. Một số loại thảo dược điển hình để điều trị bệnh trĩ như:
Diếp cá được xem là một vị thảo dược giải độc, thanh nhiệt và trị chứng táo bón. Nguyên nhân chính hình thành nên bệnh trĩ.
Rutin được chiết xuất nụ hoa hòe có tác dụng giúp bền vừng thành mạch, chống suy giãn tĩnh mạch nên giúp bũi trĩ tự co lại.
Ngoài ra, hoạt chất Meriva chiết tách từ tinh chất nghệ và màng tế bào hạt đậu nành, được phospholipid hóa, Meriva được biết đến như 1 loại kháng sinh thực vật giúp kháng viêm và làm lành những tổn thương do trĩ gây nên, tiêu sưng mà còn tăng khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể, giúp mạch máu khỏe mạnh. Thêm vào đó, Cao đương quy giúp bổ máu, hoạt huyết, cải thiện được biểu hiện rõ ràng nhất của bệnh trĩ là đại tiện ra máu. Đặc biệt, khi kết hợp với Magie carbonat để nhuận tràng. Những vị thảo dược này khi kết hợp lại với nhau có tác dụng điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Nhất là đối với bênh nhân không muốn phẫu thuật hoặc muốn phòng ngừa bệnh trĩ có thể sử dụng được các vị thảo dược này.
[vivafbcomment]