Táo bón ra máu khi mang thai là dấu hiệu cho thấy hậu môn, trực tràng của mẹ bầu đang gặp vấn đề. Điều nay gây rất nhiều lo lắng, hoang mang cho các mẹ. Vậy bị táo bón ra máu khi mang thai phải làm sao?
Nguyên nhân đi ngoài ra máu khi mang thai
Các bệnh lý liên quan đến hậu môn, trực tràng thường xảy ra khi các mẹ mang thai là do sức nặng, kích thước của thai nhi. Khi thai nhi phát triển sẽ tạo áp lực lên các cơ quan vùng chậu, kết hợp với chế độ ăn uống thiếu chất xơ, ít vận động dẫn đến hiện tượng bà bầu bị táo bón ra máu khi mang thai.
Bà bầu đi ngoài ra máu có thể là triệu chứng của một số bệnh lý sau:
Táo bón: Táo bón khiến phân khô cứng, khi qua niêm mạc ống hậu môn, trực tràng sẽ làm trầy xước và chảy máu hậu môn. Dẫn đến táo bón ra máu khi mang thai.
Bệnh trĩ: Bệnh trĩ là một chứng giãn tĩnh mạch và ngoài xung quan trực tràng – ống hậu môn. Bệnh xảy ra khi áp lực hậu môn tăng cao do sức nặng của thai nhi, cùng với sự giảm lượng máu ở vùng chậu, lưu thông máu kém kết hợp với chế độ dinh dưỡng nghèo chất xơ, căn bệnh này rất phổ biến ở những tháng cuối của thai kỳ.
Nứt kẽ hậu môn: Đây là hiện tượng thường đi kèm với táo bón hoặc trĩ. Hiện tượng này xảy ra là do sự giãn quá mức của các cơ xunh quanh ống hậu môn. Ở những trường hợp bị nặng, tổn thương có thể lan rộng, ăn sâu vào cơ vòng khi bệnh nhân cố rặn phân ra ngoài.
Khi bị nứt kẽ hậu môn, mẹ bầu sẽ đi ngoài ra máu (máu chảy thành giọt), vùng niêm mạc hậu môn đau rát kéo dài.
Táo bón ra máu khi mang thai phải làm sao?
Một số lưu ý để cải thiện tình trạng táo bón ra máu khi mang thai:
Giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng: Để quá trình đại tiện được thuận lợi, các mẹ bầu nên giảm sự gia tăng áp lực cho vùng bụng bằng cách ngồi xổm khi đi vệ sinh. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng tránh việc ngồi một chỗ trong thời gian dài. Nên tập một số bài tập thể dục, bài yoga nhẹ nhàng để gân cốt được thư giãn và hỗ trợ cho quá trình tiêu hóa được diễn ra một cách thuận lợi.
Tránh nên ăn đồ cay nóng
Không nên ăn đồ ăn cay nóng: Vì đồ này chứa nhiều chất kích thích, không có lợi cho hệ tiêu hóa và làm tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Do vậy, để quá trình điều trị táo bón ra máu khi mang thai được thuận lợi các mẹ nên tránh xa đồ cay nóng.
Bổ sung thực phẩm giúp nhuận tràng: Nếu như đồ cay nóng không tốt cho hệ tiêu hóa thì đâu mới là các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa? Đó chính là thực phẩm chứa nhiều chất xơ, chất xơ giúp cải thiện chức năng ruột già, tạo khối phân, bình thường hóa trạng thái phân và số lần đi tiêu. Một số thực phẩm phẩm giàu chất xơ như: gạo nâu, các loại đậu, lê, táo, mâm xôi, đu đủ, cam, chuối, các loại rau xanh, mận….
Hình thành thói quen đại tiện đúng giờ: Bạn nên tạo cho mình một thời gian biểu hợp lý để đi đại tiện, tốt nhất là mỗi sáng sau thức dậy. Đặc biệt, bạn cần chú ý là không nhịn đi đại tiện, điều này sẽ khiến hệ tiêu hóa hoạt động kém dần đi và dễ mắc bệnh đi ngoài ra máu hơn cũng như làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn.
Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Khi bị trĩ, viêm nứt kẽ hậu môn mà bà bầu không vệ sinh sạch sẽ thì sẽ tạo điều kiện cho các ổ áp xe hình thành, khiến hậu môn nóng rát, niêm mạch sưng đỏ, nặng hơn là kèm theo các ổ mủ chảy dịch. Vì vậy, sau khi đi đại tiện, các mẹ chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
Phòng tránh táo bón, trĩ: Táo bón và trĩ là 2 hiện tượng rất thường gặp ở bà bầu, đây cũng là nguyên nhân thường thấy gây ra hiện tượng bà bầu đi ngoài ra máu. Vậy nên, bà bầu nên biết cách phòng tránh táo bón.
Để phòng tránh táo bón, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng và thực hiện theo như các lời khuyên phía trên của chúng tôi. Cùng với đó, bà bầu có thể bổ sung thêm: Diếp cá, Đương quy, Rutin, Tinh chất nghệ Curcumin dưới dạng Meriva…để điều trị tận gốc, giải quyết căn nguyên triệt để. Các thành phần thảo dược này giúp nhuận tràng, giảm táo bón nhanh chóng, đặc biệt giúp phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ khi mang thai rất hiệu quả.