Táo bón 3 tháng đầu là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu nhất. Tuy nhiên chỉ cần thay đổi thói quen ăn uống và lối sống là có thể giúp giải quyết táo bón một cách hiệu quả.
Vì sao bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu dễ bị táo bón?
– Hormone thai kì: Nguyên nhân chính gây nên hiện tượng mang thai 3 tháng đầu bị táo bón là hormone progesterone, nó được tạo ra với lượng lớn từ nhau thai vào gần cuối thai kì thứ nhất. Một trong những tác dụng chính của progesterone là giãn các cơ trơn, bảo đảm cho thai nhi phát triển an toàn trong bụng mẹ. Tuy nhiên, progesterone làm giảm tần số và cường độ của các cơn co thắt ruột, khiến vận chuyển trong ruột chậm hơn, giúp tăng cơ hội hấp thụ các dưỡng chất và chất lỏng từ thực phẩm. Kế quả là khối chất thải trở nên khô cứng, kết hợp với việc di chuyển khó khăn, khiến thai phụ không thể đi vệ sinh thường xuyên. Vì vậy, mà mang thai 3 tháng đầu rất dễ bị táo bón. Một số mẹ bầu có thể không đi vệ sinh sau 5 ngày hoặc nhiều hơn.
– Bổ sung sắt: việc bổ sung một số chế phẩm chứa sắt có thể làm cho mẹ bầu gặp tình trạng táo bón hoặc làm táo bón trở nên nặng hơn.
– Ít vận động: Thời gian đầu mang thai, các mẹ thường khá cẩn thận trong việc đi lại. Nhiều mẹ thậm chí rất ít khi vận động, thường dành phần lớn nghỉ ngơi trên giường. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến táo bón khi mang thai.
– Chế độ ăn uống thiếu chất xơ: trong thời gian này, đa phần các mẹ đều bị ốm nghén khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn, các chất dinh dưỡng cũng vì thế mà được hấp thụ ít hơn, nhất là chất xơ. Từ đó dẫn đến táo bón.
– Tâm lý khi mới mang thai: tâm lý lo lắng về các vấn đề khi mang thai như sảy thai hau việc sẽ trở thành một bà mẹ hoặc bất cứ điều gì khác cũng có thể gây ra táo bón.
Nếu bạn dễ bị táo bón trước khi mang thai, rất có thể nó sẽ trở thành một vấn đề nghiêm trọng trong thai kì, nhất là 3 tháng đầu mang thai.
Cách phòng ngừa và khắc phục tình trạng bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu
Táo bón khi mang thai 3 tháng đầu, bên cạnh các nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi: Sự thảy đổi hormone, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho vùng chậu và bang quang thì còn có những nguyên nhân chủ quan mà bà bầu có thể thay đổi để cải thiện tình trạng táo bón như: chế độ ăn uống thiếu chất xơ, tâm lý ngại vận động, thói quen uống ít nước, nhịn đại tiện, bổ sung sắt tùy tiện…
Chính vì vậy, để phòng ngừa tình trạng bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu như suốt giai đoạn thai kỳ và cải thiện táo bón mẹ bầu cần chú ý:
– Uống nhiều nước: Hãy dẹp bỏ tâm lý “ngại” uống nước vì sợ đi tiểu nhiều vào ban đêm và bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể: khoảng 2,5 – 3l nước mỗi ngày hoặc điều chỉnh tùy theo nhu cầu. Nước rất cần thiết cho cơ thể, cả hệ tiêu hóa cũng cần nước để hấp thu chất xơ và đại tiện dễ dàng hơn.
– Thay đổi chế độ ăn uống: Thực đơn hàng ngày cần cân đối các dưỡng chất. Ngoài ra, bà bầu nên cung cấp thêm cho cơ thể các loại rau củ quả giàu chất xơ, nhưng nhớ bổ sung từ từ để cơ thể thích nghi dần tránh đột ngột khiến bạn bị đầy hơi.
Khi chế biến món ăn cũng nên hạn chế sử dụng dầu mỡ, có thể dùng dầu ăn oliu với thành phần gồm dầu oliu nguyên chất và dầu hướng dương tinh luyện bởi chúng ít thấm vào thức ăn nên tốt cho dạ dày và cũng không gây ngán lại làm giảm nguy cơ táo bón.
– Bổ sung sắt và canxi vừa đủ: Viên uống bổ sung sắt và canxi nếu quá nhiều thì cơ thể sẽ không hấp thụ được hết, lượng chất khoáng dư thừa này làm tăng gánh nặng cho đường ruột và cũng là nguyên nhân gây táo bón. Vì vậy, hãy sử dụng theo đúng liều lượng mà bác sĩ yêu cầu, khi uống nên chia nhỏ thành nhiều lần uống và uống với nhiều nước.
Bên cạnh đó, có thể thay thế viên sắt hữu cơ bằng thực phẩm giàu chất sắt trong chế độ ăn uống hằng ngày sẽ tốt hơn nhiều.
Nếu trường hợp bà bầu bị táo bón lâu ngày, kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì tốt nhất nên bổ sung ngay các thảo dược giúp nhuận tràng, giảm tình trạng táo bón nhanh chóng như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, tinh chất nghệ Curcumin dưới dạng Meriva….có trong sản phẩm An Trĩ Vương và được các chuyên gia y tế khuyên dùng, rất an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú.