Trang chủ Bệnh trĩ Bệnh trĩ ngoại : Trĩ ngoại là gì? Đâu là cách điều...

Bệnh trĩ ngoại : Trĩ ngoại là gì? Đâu là cách điều trị trĩ ngoại đơn giản nhất?

3105
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Trĩ ngoại thuộc trong nhóm bệnh Trĩ rất dễ gặp, Trĩ ngoại không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh mà còn mang đến những phiền thoái trong sinh hoạt hàng ngày, tìm hiểu về Trĩ ngoại để phát hiện ra bệnh sớm, điều trị dễ dàng và không để lại di chứng.

Bệnh trĩ ngoại là gì? Đâu là cách điều trị trĩ ngoại đơn giản nhất?
Bệnh trĩ ngoại là gì? Đâu là cách điều trị trĩ ngoại đơn giản nhất?

Bệnh Trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là do các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị giãn, gấp khúc phía dưới đường lược tạo thành búi Trĩ, khác với trĩ nội hình thành búi trĩ phía trên đường lược, Trĩ ngoại rất dễ nhận biết bằng mắt thường tuy nhiên rất nhiều người không biết hoặc có do tâm lý ngại vì bệnh ở vùng nhạy cảm nên không đi khám, đến khi bệnh trở nặng mới chữa trị, lúc này việc điều trị rất khó khăn.

Trĩ ngoại không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nhưng cảm giác ngứa ngáy, vướng víu khó chịu ảnh hưởng rất lớn đến tâm tình người bệnh, nếu không phát hiện và chữa trị sớm bệnh trở nặng, búi Trĩ sưng, phù nề, chảy dịch và máu khiến bệnh nhân đau đớn, thiếu máu, viêm nhiễm hậu môn, giảm ham muốn tình dục…

Dấu hiệu của bệnh Trĩ ngoại

Đầu tiên xuất hiện các búi trĩ thò ra ngoài viền hậu môn, người bệnh sẽ có cảm giác cộm cộm và ngứa ngáy ở hậu môn sau đó các tĩnh mạch sẽ phát triển thành búi trĩ ngoằn ngoèo ngoài hậu môn.

Nặng hơn búi trĩ phát triển khá lớn dẫn đến tắc hậu môn, do đó khi đi cầu các búi trĩ bị cọ xát dẫn đến chảy máu khi đi cầu. Nặng hơn nữa búi Trĩ sưng, phù nề, viêm nhiễm khiến bệnh nhân đau đớn, khó chịu.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Trĩ ngoại

  • Do ăn uống: Ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều chất cay nóng, đồ chiên xào, nhiều chất đạm, chất kích thích… nhưng lại ít ăn rau xanh, hoa quả, uống ít nước… cơ thể thiếu chất xơ dẫn đến táo bón.
  • Do thói quen sinh hoạt: Lười vận động, những người phải ngồi lâu, đứng nhiều không chịu hoạt động thường xuyên, tạo áp lực cho các tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến Trĩ ngoại.
  • Do táo bón lâu ngày: Những người bị táo bón thường xuyên phải rặn khi đi cầu, việc rặn này tạo áp lực rất nhiều cho các tĩnh mạch Trĩ ở vùng hậu môn, dẫn đến Trĩ.
  • Do thay đổi hormone sinh lý ở phụ nữ mang thai và người già.

Cách điều trị và phòng tránh bệnh Trĩ ngoại

Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà có thể dùng phương pháp nội khoa để điều trị, các loại thuốc uống để chữa trị bệnh Trĩ ngoại có dạng viên nén hay viên lang có tác dụng thẩm thấu nhanh, tác động đến các tĩnh mạch, giảm sưng đau, phù nề, cầm máu và giúp co búi Trĩ.

Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp nội khoa

Bệnh Trĩ không phải khó điều trị tuy nhiên cần phải kiên trì, lựa chọn những sản phẩm được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như: Diếp cá, Đương quy, Rutin, Meriva và Magie có tác dụng hỗ trợ điều trị, có thể sử dụng trong thời gian dài mà không gây tác dụng phụ.

Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa

Phường pháp này chỉ sử dụng khi không còn cách lựa chọn nào khác, khi búi Trĩ quá to, bắt buộc phải cắt bỏ, tuy nhiên việc phẫu thuật có kinh phí rất lớn không phải ai cũng có thể sử dụng, hơn nữa phẫu thuật chỉ điều trị được bề mặt mà không thể điều trị tận gốc bệnh, sau khi phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ bệnh nhân nếu không vệ sinh cẩn thận rất dễ bị nhiễm trùng hậu môn rất nguy hiểm, chứng hẹp hậu môn khiến việc đi cầu khó khăn, nguy cơ tái phát Trĩ rất cao.

Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa
Điều trị trĩ ngoại bằng phương pháp ngoại khoa

Điều trị Trĩ ngoại bằng cách thay đổi thói quen ăn uống và thể vận động hàng ngày

  • Thay đổi thói quen ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt. 70% cơ thể bạn là nước, vì thế uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp cơ thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng, đào thải chất cặn bã ra khỏi cơ thể.
  • Thay đổi thói quen hàng ngày: Tập thể dục hàng ngày, vận động các môn thể thao nhẹ nhàng, tránh ngồi hay đứng quá lâu, nên đứng dậy đi lại vài phút sau khi ngồi 1 giờ. Lựa chọn những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, dưỡng sinh để phòng tránh bệnh Trĩ.
  • Tập thói quen đi cầu hàng ngày vào một giờ nhất định sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, tránh táo bón, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh Trĩ.

Trên đây là một số thông tin và cách điều trị bệnh Trĩ ngoại, mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ với tổng đài 1900.1259 và (024) 39 959 969 để được tư vấn và hỗ trợ.

[vivafbcomment]