Bệnh trĩ ngày gia tăng và có một phần nguyên nhân từ yếu tố nghề nghiệp. Người làm công việc văn phòng, thợ may, lái xe, những người ít có thời gian vận động cơ thể.… có nguy cơ cao bị bệnh trĩ.
Trĩ là bệnh thường gặp trong các bệnh hậu môn trực tràng. Nếu không phòng ngừa, chữa trị sớm sẽ gây biến chứng…
Tóm tắt nội dung bài viết
Phân loại bệnh trĩ
Dựa trên tính chất và biểu hiện của bệnh trĩ được chia ra làm 3 loại:
- Trĩ nội: là bệnh mà các búi trĩ xuất phát từ những đám rối tĩnh mạch bị phồng lên ở bên trong hậu môn phía trên đường lược.
- Trĩ ngoại: là những búi sưng do các tĩnh mạch căng lên hoặc phần da ở các nếp gấp viền hậu môn bị viêm, sưng to, sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc máu tụ thành.
- Trĩ hỗn hợp: chỉ hình thành khi cùng lúc xảy ra 2 loại trĩ và khi trĩ nội đã sa mà không co lên được và tạo điều kiện cho các búi trĩ liên kết với nhau.
Nguyên nhân gây bệnh trĩ
Các tĩnh mạch xung quanh hậu môn có xu hướng căng dưới áp lực và có thể phồng lên hoặc sung huyết.
Nguyên nhân có thể là:
- Rặn khi đi cầu
- Tiêu chảy hoặc táo bón mạn tính
- Béo phì
- Phụ nữ có thai
- Giao hợp qua đường hậu môn
- Chế độ ăn ít chất xơ
- Bệnh trĩ gia tăng theo tuổi vì cấu trúc mô nâng đỡ các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị trở nên lỏng lẻo và nhão dần.
Biểu hiện của bệnh trĩ
Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, sau đó, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
Sa trĩ: Đây cũng là triệu chứng thường gặp. Tùy theo mức độ trĩ sa, mà bệnh nhân có các biểu hiện lâm sàng khác nhau.
Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cộm, vướng nhưng cũng có thể gây đau khi đã to và để lâu. Bệnh nhân có ổ áp xe đi kèm, nằm ngay dưới lớp niêm mạc hay nằm trong trực tràng gây đau. Bệnh nhân bị ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Các phương pháp phòng bệnh
Bệnh trĩ có thể phòng ngừa. Bạn nên thực hiện:
- Chế độ ăn lành mạnh. Cần bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống như trái cây tươi, rau quả, ngũ cốc nguyên hạt … sẽ bảo vệ bạn chống lại bệnh trĩ.
- Hạn chế các chất kích Cần bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống thích như cà phê, rượu bia, trà và các thức ăn nóng như tiêu, ớt.
- Uống nhiều nước. Nước uống các loại như: nước ép trái cây, sinh tố…được bổ sung trong các bữa ăn, để thúc đẩy tiêu hóa tốt và ngăn ngừa xơ cứng phân.
- Cần bổ sung nước tinh khiết hoặc các loại nước trái cây và nước rau ép, giúp cung cấp cho phân nhiều độ ẩm…Cần đảm bảo lượng nước uống hơn 2 lít /ngày.
- Nên ăn uống đúng giờ: Ăn uống đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc liên tục thay đổi lịch trình của các thói quen ăn uống của bạn bởi nó có thể dẫn tới chứng khó tiêu. Đây được cho là một trong những nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Không nên nhịn đi vệ sinh để phân khô cứng, khi đi ngoài lại trà xát mạnh vào tĩnh mạch hậu môn và phải rặn mạnh làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn làm phình tĩnh mạch hậu môn- đó là nguyên nhân gây bệnh trĩ.
- Việc tập đi vệ sinh vào một giờ cố định hàng ngày để tạo thành phản xạ tự nhiên, tránh dồn tích phân tạo thành táo bón. Nhờ vậy góp phần phòng ngừa bệnh trĩ.