Bị táo bón phải làm sao? Làm gì để hết táo bón? Là mong muốn của rất nhiều người khi bị “căn bệnh” táo bón viếng thăm. Vậy khi bị táo bón phải làm sao để chấm dứt được “nó” nhanh chóng và hiệu quả nhất. Hãy cùng tìm hiểu những phương pháp điều trị bệnh táo bón dưới đây nhé.
Tóm tắt nội dung bài viết
Thay đổi chế độ ăn uống
Uống nhiều nước có tác dụng làm mềm phân và giảm ma sát giữa niêm mạc ống tiêu hóa với khối phân di chuyển theo nhu động và trọng lực. Nên uống mỗi ngày từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày.
Ăn nhiều chất xơ tinh bột, có chứa trong các loại khoai, củ, quả…giúp làm khuân phân mềm, di chuyển dễ nếu có lượng nước thích hợp và chất nhờn của tinh dầu. Bên cạnh đó, chất xơ tinh bột có tác dụng hấp thụ nước để tự làm mềm khối phân di chuyển….
Hạn chế ăn chất xơ dây khó tiêu và đồ ăn mặn sẽ tạo ra khuân phân cứng nhiều khi gây tắc ruột do bã thức ăn. Đồ ăn mặn cung cấp nhiều muối vào cơ thể khiến cơ thể tăng hấp thụ nước ở ống tiêu hóa, nhất là đại tràng sẽ làm cho khối phân bị vắt cạn nước, khiến khối phân rắn di chuyển khó khăn.
Táo bón làm đi đại tiện khó khăn, gây đau đớn, phân có máu và chảy máu hậu môn khiến bệnh nhân lo lắng và có cảm giác ngại đi đại tiện.
Có 2 bài viết tôi nghĩ bạn nên đọc:
Thay đổi lối sống sinh hoạt
Bị táo bón phải làm sao? Là câu hỏi hàng đầu khi người bệnh mắc phải căn bệnh này. Một trong những nguyên nhân gây nên bệnh là do lối sống, sinh hoạt không lành mạnh. Do vậy, cần cân bằng lại lối sống sao cho hợp lý, khoa học.
Tích cực thể dục thể thao: có tác dụng tăng cường nâng cao sức khỏe và trao đổi chất, đào thải các chất độc cơ thể qua mồ hôi, hơi thở và nước tiểu. Đồng thời, tăng hoạt động thể thao hợp lý kích thích nhu động ruột, sự hấp thụ và tiêu hóa trong hệ thống tiêu hóa. Hơn nữa, vận động hợp lý làm tăng sức mạnh của các cơ thắt, cơ vùng bụng, cơ vùng sàn chậu có tác dụng làm tăng áp lực ổ bụng để tống phân ra ngoài khi đại tiện.
Hạn chế ngồi, nằm lâu và lười vận động: gây ra hiện tương bí trệ tỏng hệ tiêu hóa do giảm nhu động ống tiêu hóa và hạn chế tống xuất phân ra ngoài.
Thường xuyên tập thở, tăng cường trao đổi khí ở hệ hô hấp giúp cơ thể dự trữ được nhiều oxi. Ngoài ra, còn tránh hiện tượng mệt mỏi khi đi đại tiện.
Thay đổi thói quen đại tiện
Đại tiện đúng giờ: Hãy đi đại tiện vào giờ mà chúng ta cảm thấy thích hợp và phù hợp với cuộc sống, lao động hàng ngày. Nó còn có tác dụng tập luyện phản xạ đi ngoài, tránh hiện tượng phân bị mất nước, ứ đọng phân trong lòng đại tràng quá lâu gây nên tình trạng táo bón.
Hỗ trợ bằng thuốc, thực phẩm chức năng
Bên cạnh các thói quen cần thay đổi cho khoa học, thì nếu bị táo bón, nhất là táo bón kinh niên, người bệnh nhất định phải tìm đến hỗ trợ bằng thuốc hoặc hỗ trợ an toàn, hiệu quả với các sản phẩm có chiết xuất từ thảo dược
- Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Đây được biết là liều thuốc tự nhiên và phù hợp với từng cơ thể bệnh nhân.
- Thực phẩm chức năng: Được khuyến cáo sử dụng và có tác dụng hỗ trợ điều trị. Nên lựa chọn sản phẩm có chứa các thành phần thảo dược như Diếp cá giúp làm mát, thanh nhiệt và giải độc. Đương quy giúp bổ máu, hoạt huyết, giảm tình trạng đau rát, thiếu máu. Tinh chất hoa hòe Rutin làm chắc thành mạch, chống suy giãn tĩnh mạch. Nhất là hoạt chất Meriva được chiết tách tinh chất nghệ và màng tế bào hạt đậu nành có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và có khả năng miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, còn giúp các vết thương mau lành. Vì đây là những thành phần thảo dược tự nhiên nên rất an toàn mà lại có hiệu quả cao cho người sử dụng.
- Thuốc: được chỉ định sử dụng khi táo bón biến chứng như nứt kẽ hậu môn, trĩ chảy máu. Khi phân khô rắn mà bệnh nhân không thể đi ngoài được, cơ thể bệnh nhân suy nhược không có sức rặn tống phân ra ngoài.
Với 4 phương pháp “đánh đuổi” tình trạng táo bón ở trên. Hy vọng bạn đã đã tìm được câu trả lời cho mình. Bị táo bón phải làm sao? hay Làm gì khi bị táo bón ?
[vivafbcomment]