Táo bón là bệnh rất thường gặp nhưng nếu bị thường xuyên sẽ gây nhiều phiền toái cho cuộc sống dẫn tới cáu kỉnh, dễ tức giận, mệt mỏi, dễ tức bụng, bồn chồn… hoặc gây nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh trĩ, sa trực tràng, viêm đại tràng, nhiễm độc, tắc ruột hoặc nguy hiểm hơn là ung thư trực tràng.
Tóm tắt nội dung bài viết
Triệu chứng của bệnh táo bón
Táo bón là tình trạng đi cầu phân cứng và khô, muốn đi mà không được, phải rặn mạnh hoặc đi cầu với thời gian lâu, hoặc nhiều ngày mới đi cầu trong khi chế độ ăn uống bình thường. Một số trường hợp bị rối loạn tiêu hóa thì táo bón lại xen kẽ với tiêu chảy.
Triệu chứng đầu tiên của táo bón là không đi cầu đều đặn mỗi 1-2 ngày, thường là quá 3 ngày chưa đi cầu được hoặc đi dưới 3 lần mỗi tuần, phân rắn, khó đi phải rặn mạnh, đau quặn bụng thành từng cơn. Nhiều người đi cầu rồi nhưng vẫn có cảm giác đi không hết phân và gây buồn bực khó chịu suốt buổi.
Những nguyên nhân thường gây táo bón
Nguyên nhân thường gặp nhất là do thói quen ăn uống thiếu khoa học, ví dụ nhiều đạm (thịt cá) nhưng ít chất xơ (rau xanh, trái cây tươi), hoặc ăn quá nhiều đồ cay nóng kích thích như rượu, cà phê, ớt, hạt tiêu,…, uống ít nước khiến phân khô cứng, khó đào thải ra ngoài.
Tiếp theo, phải kể đến thói quen sinh hoạt không điều độ, ít vận động, lười đi cầu, đi cầu không đều. Nguyên nhân này thường gặp ở dân văn phòng, người già hoặc người thừa cân béo phì.
Một số tác nhân có thể gây táo bón là stress, mất ngủ, uống canxi hoặc viên sắt, rối loạn nội tiết, hay gặp ở phụ nữ mang thai hoặc do uống thuốc tây (một số thuốc có tác dụng phụ gây táo bón: thuốc ngủ, thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, chống dị ứng, thuốc chữa dạ dày,…).
Một số người bị rối loạn tiêu hóa hoặc nhu động ruột kém (hay gặp ở người cao tuổi) cũng thường bị táo bón, có thể xen kẽ với tiêu chảy.
Đối với trẻ nhỏ, nguyên nhân thường gặp nhất là do chế độ ăn thiếu chất xơ và uống ít nước, do bị rối loạn tiêu hóa, do bổ sung canxi không đúng cách hoặc do yếu tố tâm lý sợ đi cầu, lúc đầu có thể do không muốn đi ở lớp, bị nứt kẽ hậu môn do táo bón càng tạo tâm lý sợ đi, nhiều khi trẻ sẽ nhịn luôn.
Táo bón kéo dài sẽ gây hậu quả xấu
Ngoài những khó chịu kích thích đến tâm lý như khó chịu, buồn bực, cáu kỉnh,… làm giảm chất lượng cuộc sống. Táo bón khiến những chất cặn bã dư thừa trong phân không được đào thải ra ngoài mà vẫn nằm trong ruột, hấp thụ ngược vào trong máu gây nhiễm độc thần kinh, làm cơ thể dễ nhiễm khuẩn. Cá biệt, rất có thể dẫn tới bị mẫn cảm dạ dày hoặc các bệnh dạ dày, đường ruột khác…
Phân tồn đọng trong đại tràng sẽ làm cản trở tuần hoàn, khi đi cầu phải rặn gây phình tĩnh mạch gây nên trĩ nội, trĩ ngoại, sa trực tràng, phình đại tràng, viêm đại tràng, nặng nề nhất là gây ung thư đại tràng. Một số trường hợp phải mổ cấp cứu tắc ruột do táo bón, là biến chứng nghiêm trọng, nhiều khi nguy hiểm tới tính mạng.
Nặng hơn, người bệnh có thể bị sốt cao, bụng căng đau, tim đập nhanh với nhịp rối loạn, người mệt mỏi, có thể bất tỉnh. Phân bị nêm chặt rất có thể đè lên bàng quang làm bí tiểu tiện và lâu ngày dẫn đến suy thận. Mặt khác, người bị táo bón chắc hẳn gây cơn thiếu máu cục bộ và ngất vì phải rặn lâu, tác động xấu tới tuần hoàn máu ở não và động mạch vành…
Giải pháp điều trị và ngăn ngừa táo bón hiệu quả, an toàn
Bởi những tác động và hậu quả nguy hiểm có thể gặp nên nếu đã bị táo bón, cần khắc phục càng sớm càng tốt và có giải pháp ngăn ngừa nếu bạn có nguy cơ mắc căn bệnh này. Để khắc phục hiệu quả và ngăn ngừa chứng táo bón bạn cần:
- Bảo đảm chế độ ăn uống khoa học, đủ dinh dưỡng, giàu chất xơ: Nên ăn nhiều ra xanh, quả tươi, những loại trái cây giàu chất xơ và hỗ trợ chống táo bón hiệu quả là chuối, đu đủ, thanh long, bưởi, cam, … Ngoài ra, một số loại đồ ăn chứa nhiều chất xơ và chất pectin trái cây khô, hạt ngũ cốc; đồ ăn lâu tiêu như bánh mỳ đen, gạo lức… sẽ kích thích cho các vi khuẩn có lợi trong đường ruột phát triển, giúp lên men và tạo độ mềm xốp cho phân, kích thích tăng nhu động ruột, giúp đào thải các chất độc hại nhờ bám vào các chất xơ theo phân ra ngoài.
- Uống đủ nước: Uống không đủ nước dẫn đến giảm tỷ lệ nước trong thành phần của phân và gây táo bón. Gợi ý lượng nước cần cho mỗi ngày khoảng 2-2,5 lít tùy cân nặng (40ml/kg cân nặng, ví dụ cân nặng 50kg thì cần 2 lít nước/ngày), trong đó gồm nước có trong thức ăn và nước uống ở các dạng khác nhau (nước tinh khiết, nước chè, nước trái cây,…).
- Nên hạn chế các đồ ăn như thức ăn nhanh (fast food), chất kích thích như hạt tiêu, ớt cay, nước chè đặc, ca cao. Hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá.
- Nên vận động thể lực đều đặn mỗi ngày ít nhất 30 phút với bất kỳ môn thể thao nào thấy phù hợp. Với những người phải ngồi nhiều đứng lâu như dân văn phòng, lái xe, thợ may, thợ cơ khí,… Nên đi lại vận động khoảng 5-10 phút sau mỗi giờ làm việc.
- Nếu đang bị táo bón hoặc nguy cơ cao bị táo bón mà áp dụng các biện pháp trên vẫn không hết, bạn nên hỗ trợ điều trị bằng sản phẩm thảo dược chứa cao diếp cá, đương qui, nghệ (curcumin), hoa hòe (rutin), magie. Sản phẩm này giúp thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, chống viêm và giúp bền thành mạch, nhờ đó giúp giải quyết nhanh tình trạng táo bón, giúp ngăn ngừa và xua tan bệnh trĩ cũng như ngăn các biến chứng do táo bón gây ra. Sản phẩm này khá an toàn, dùng được cho cả phụ nữ mang thai, cho con bú và người cao tuổi. Lưu ý trong thời gian đầu điều trị táo bón, nên dùng liều tối đa 9 viên/ngày và giảm dần liều, có thể duy trì kéo dài ngày 4 viên/2 lần, nếu thấy bệnh chuyển chậm thì nên dùng thêm thuốc nhuận tràng hoặc typ thụt nhưng phải giảm dần liều và không được dùng kéo dài quá 7 ngày.
- Với những trường hợp bị táo bón xen lẫn tiêu chảy hoặc táo bón quá nặng, nên phối hợp dùng thêm men vi sinh (loại chứa 2 thành phần là Probiotics và Prebiotics và được bào chế theo công nghệ DUOLAC TM hoặc LAB2PRO).