Do sức đề kháng yếu nên trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý hô hấp gây sổ mũi, đau họng. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà, nhưng cũng có những trẻ phải nhập viện vì các biến chứng nguy hiểm. Cha mẹ cần chú ý áp dụng những giải pháp kịp thời để giảm sự khó chịu cũng như những hệ luỵ không mong muốn.
Tóm tắt nội dung bài viết
Vì sao trẻ bị sổ mũi, đau họng?
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sổ mũi, đau họng. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Cảm lạnh
Cảm lạnh thường do virus xâm nhập vào cơ thể, gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang, lúc này mũi bắt đầu tiết ra nhiều chất nhầy trong suốt để tống virus ra khỏi mũi. Từ đó tạo nên hiện tượng sổ mũi. Nếu không được xử lý kịp thời, dịch mũi có chứa virus sẽ gây tắc các lỗ xoang dẫn tới viêm nhiễm và tạo mủ ở các hốc xoang. Sự tích tụ về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng mủ tràn xuống phía dưới họng gây ra các triệu chứng đau họng, ho,…
Cảm cúm
Cảm cúm phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng. Khi virus cúm xâm nhập vào mũi – “cửa ngõ hô hấp”, cơ thể tăng sinh histamin – một trong những chất giải phóng của cơ thể khi gặp các tác nhân ngoại lai, gây ra phản ứng viêm, dẫn truyền thần kinh, dị ứng. Cơ chế này làm cho bé tăng tiết dịch mũi, lâu ngày nước mũi chảy xuống cổ họng gây ho khan.
Dị ứng
Khi tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, bụi bẩn, khói thuốc, lông chó mèo, cơ thể trẻ rất nhạy cảm sẽ phản ứng quá mức và tiết ra nhiều chất hoá học gây viêm, dị ứng. Chất này truyền đến vùng mũi họng dẫn tới phản ứng viêm kèm theo các triệu chứng sổ mũi, đau họng, hắt hơi,…
Những giải pháp khi trẻ bị sổ mũi, đau họng
Những thói quen tốt sẽ giúp trẻ giảm sự khó chịu
– Giữ ấm cho trẻ: Dù ở trong nhà hay ngoài trời thì việc giữ ấm cho trẻ đều luôn cần thiết, đặc biệt là những vị trí nhạy cảm như vùng mũi, ngực, cổ họng, lòng bàn chân, bàn tay.
– Vệ sinh răng miệng cho trẻ: Cha mẹ cần thường xuyên vệ sinh, giữ cho đường hô hấp trên của trẻ được thông thoáng, sạch sẽ bằng nước súc miệng, hoặc nước muối sinh lý để loại bỏ virus, vi khuẩn.
– Bổ sung nhiều nước: Cha mẹ nên khuyến khích trẻ uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm khi trẻ bị cảm cúm sổ mũi. Bởi nước ấm không chỉ có tác dụng bù nước mà còn giúp làm loãng đờm nhầy, khiến đờm nhầy ở cổ họng trôi xuống dạ dày. Các vi khuẩn, virus trong đờm sẽ bị tiêu diệt ngay sau đó bởi acid dịch vị. Nhờ đó, trẻ long đờm, giảm ho, mau khỏi bệnh.
– Thông thoáng mũi cho trẻ: Thường xuyên làm thông thoáng mũi cho trẻ, đặc biệt là trước khi ngủ hạn chế được tình trạng sổ mũi, đau họng ở trẻ.
– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để củng cố đề kháng:
Với trẻ sơ sinh, mẹ hãy cho trẻ bú nhiều hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất, củng cố sức đề kháng. Với trẻ lớn hơn, mẹ cố gắng chế biến đa dạng món ăn để kích thích sự thèm ăn ở trẻ.
[vivafbcomment]