Trang chủ Sức khoẻ cho mọi người Bệnh trĩ, táo bón Chữa bệnh trĩ mà có thể không cần phẫu thuật

Chữa bệnh trĩ mà có thể không cần phẫu thuật

4
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Để thoát khỏi bệnh trĩ, nhiều người đã chấp nhận chịu đau và chi một khoản tiền lớn để thực hiện phẫu thuật, bất chấp nguy cơ tái phát bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ triệt để với chi phí hợp lý, an toàn và không lo tái phát.

Vì sao phẫu thuật rồi mà vẫn bị trĩ

Phẫu thuật cắt trĩ là được xem phương pháp giúp loại bỏ búi trĩ nhanh nhất, nên không có gì lạ khi phương pháp này được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp bệnh trĩ vẫn quay trở lại sau một thời gian.

Là chủ một doanh nghiệp sản xuất bao bì, anh Hùng (Hà Nội) thường xuyên phải gặp gỡ khách hàng, thế nhưng anh luôn thấp thỏm lo lắng vì căn bệnh trĩ nội độ 3. Vì không muốn làm ảnh hưởng đến công việc cũng như gây bất tiện trong cuộc sống, 2 năm trước, anh đã quyết định đi phẫu thuật cắt trĩ với chi phí gần 30 triệu đồng. Sau 1 tuần nằm viện và gần 1 tháng chăm sóc tại nhà, anh thở phào nhẹ nhõm vì được “giải thoát”. Cứ ngỡ bệnh đã khỏi, thế nhưng nửa năm trở lại đây, anh gặp tình trạng táo bón kéo dài, đi đại tiện khó khăn, phân lẫn máu, đau rát xung quanh hậu môn, cộm hậu môn giống như bị trĩ ngày trước. Điều này khiến anh luôn trong tình trạng lo lắng, mệt mỏi, khó chịu.

Không chỉ riêng anh Hùng, chị Mai (Hà Đông, Hà Nội) cũng đã từng bị trĩ nội giai đoạn 2 và đã được điều trị khỏi bằng thuốc. Nhưng dạo gần đây chị cũng thường xuyên bị táo bón, chảy máu đi đại tiện và có khối thịt thừa bằng hạt ngô bị sa ra ngoài hậu môn.

Bàn về vấn đề này, TS. Phạm Hưng Củng, Nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền, Bộ Y tế cho biết, đây là 2 trong rất nhiều trường hợp bị tái phát bệnh trĩ sau khi đã điều trị khỏi một thời gian.

Căn bệnh này không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ luôn cảm thấy thấp thỏm, lo âu.

Khi mới xuất hiện, các búi trĩ chỉ là một khối thịt cực nhỏ nên nhiều người thường bỏ qua. Sau một thời gian, chúng phát triển to dần và sa ra ngoài hậu môn. Hơn nữa, chúng xảy ra tại vùng tế nhị, nên mọi người có tâm lý ngại đi khám và bỏ lỡ giai đoạn điều trị “vàng”. Điều này khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Dễ nhận thấy nhất là hiện tượng trĩ ra máu do sự ma sát khi đi đại tiện. Khi lượng máu chảy ra càng nhiều, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng thiếu máu gây ra các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, mất tập trung…

Hậu quả nghiêm trọng hơn đó là gây nhiễm trùng vùng hậu môn. Bởi môi trường hậu môn luôn có vi khuẩn thường trực, khi búi trĩ bị rách hoặc nứt kẽ hậu môn, những vi khuẩn này có thể xâm nhập gây viêm nhiễm, đau rát, áp xe, rò hậu môn… gây khó khăn khi điều trị, TS. Củng cảnh báo.

Bên cạnh đó, kể cả khi đã phẫu thuật cắt trĩ, nếu như bệnh nhân vẫn duy trì những thói quen xấu như thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng rượu bia, lười vận động… thì bệnh vẫn sẽ tái phát và gây ra những biến chứng nguy hiểm hơn.

Sử dụng thảo dược đúng cách để không phải phẫu thuật cắt trĩ

Củng chia sẻ, muốn chữa bất kỳ bệnh gì cũng cần tìm ra căn nguyên gây bệnh. Việc điều trị triệu chứng chỉ mang đến tác dụng tạm thời, sau một thời gian, bệnh vẫn tái phát và việc điều trị sẽ càng khó khăn, tốn kém hơn.

Nếu phương pháp phẫu thuật giúp giải quyết phần ngọn của bệnh thì, thì phương pháp nội khoa sẽ trị tận gốc bệnh trĩ. Trong đó, việc sử dụng bài thuốc theo y học cổ truyền được ưu tiên hàng đầu.

Hiện nay, các thảo dược như Diếp cá, Đương quy, Rutin (chiết xuất từ hoa hòe) và Curculmin kết hợp công nghệ bào chế hiện đại được nhiều người bệnh tin dùng và mang lại hiệu quả tốt.

Theo Đông y, Diếp cá có tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giúp làm mềm phân, ngăn ngừa táo bón, giúp việc đi ngoài dễ dàng hơn, nên không gây giãn các búi trĩ, chảy máu. Đương quy là vị thuốc giúp sinh huyết, hoạt huyết, giúp khí huyết lưu thông, chống oxy hóa rất tốt, làm dịu các triệu chứng trĩ. Tiếp theo là Rutin giúp bền vững thành mạch, hỗ trợ co thành mạch bị giãn và chống chảy máu. Ngoài ra, tính chất nghệ curculmin có tác dụng kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, chống viêm, mau lành vết thương.

Ưu điểm của đông dược là an toàn, không gây tác dụng phụ, hiệu quả kéo dài. Người đã thực hiện phẫu thuật cắt trĩ cũng có thể sử dụng để ngăn ngừa bệnh tái phát. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay đổi lối sống sinh hoạt khoa học để chủ động phòng ngừa và khắc phục những nguyên nhân làm tăng nguy cơ hình thành bệnh.

Bệnh trĩ hoàn toàn có thể khỏi mà không cần phải đụng chạm dao kéo, nhưng với điều kiện phải được phát hiện sớm, chẩn đoán chính xác mức độ, phân loại và kiên trì điều trị từ khi mới khởi phát.

Để phát hiện sớm, nên khám sức khỏe định kỳ, khi thấy bất cứ dấu hiệu nào của bệnh trĩ, cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám, đồng thời sử dụng các thảo dược “khắc tinh” của bệnh trĩ để phòng ngừa từ sớm.

Để được tư vấn, độc giả vui long liên hệ 19001259 để được chuyên gia tư vấn về BỆNH TRĨ, TÁO BÓN.

[vivafbcomment]
Báo cáo bài viết
SHARE