Nhiều chị em khi mang thai thường thấy tình trạng chảy máu hậu môn. Điều này khiến nhiều chị em cũng như người thân lo lắng vì không biết gặp vấn đề gì. Nhưng thực chất, chảy máu hậu môn khi mang thai thường gây ra bởi trĩ – chứng giãn tĩnh mạch trong và xung quanh trực tràng.
Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn khi mang thai
Chảy máu hậu môn thường gây ra bởi bệnh trĩ – chứng giãn tính mạch và xung quanh trực tràng. Bệnh trĩ tương đối phổ biến trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng cuối và những tuần đầu sau sinh.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ ở bà bầu là do tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng bị chèn ép bởi kích thước thai nhi lớn, áp lực lên các mô và cơ quan nội tạng tăng, máu từ các tĩnh mạch cung cấp cho xương chậu bị chậm lại tích tụ và căng phình tại nên búi trĩ. Thêm vào đó, nội tiết tố mang thai làm cho các tĩnh mạch có xu hướng sưng lên và mở rộng, các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến cho chúng yếu đi, trong khi đó tử cung ngày càng to lên làm gia tăng sức ép lên các tĩnh mạch này. Đồng thời, chứng táo bón thời kỳ mang thai dễ gây cho mẹ bầu bị trĩ. Khi bị táo bón, đi phân cứng hoặc chà xát khi lau, có thể gây nứt hậu môn hoặc làm cho các tĩnh mạch bị sưng lên có thể chảy máu.
Chảy máu hậu môn có nguy hiểm không?
Thường thì không nguy hiểm, tuy nhiên bạn vẫn cần thông báo cho bác sĩ khám thai biết để được kiểm tra chắc chắn rằng bạn không bị vấn đề sức khỏe nào nghiêm trọng hơn.
Chảy máu do bệnh trĩ thường tự hết, đặc biệt bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn uống để tránh táo bón. Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, bạn cần được điều trị và có thể cần đến một phẫu thuật nhỏ.
Bên cạnh đó, nếu bạn thấy máu trên giấy vệ sinh hoặc trong quần lót, đôi khi bạn khó biết được liệu những vết máu này là từ trực tràng hay âm đạo. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể xác định được nguyên nhân chính xác của các triệu chứng bạn đang gặp phải.
Cách phòng ngừa bệnh trĩ khi mang thai
Để hạn chế chảy máu hậu môn thời kỳ mang thai, mẹ bầu có thể thực hiện chế độ ăn uống và tập luyện thích hợp để tránh táo bón và tránh bệnh trĩ phát triển nhanh. Dưới đây là một số lời khuyên cho bạn:
– Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ như ngũ cốc, bánh mì, trái cây tươi và rau mỗi ngày.
– Uống nhiều nước – ít nhất 6-8 ly một ngày. Một ly nước ép trái cây mỗi ngày cũng rất hữu ích.
– Tránh ngồi hay đứng quá lâu, tập thể dục thường xuyên: Đi bộ, bơi lội, và yoga – tất cả có thể giúp giảm táo bón và khiến bạn cảm thấy săn chắc và khỏe mạnh hơn.
– Không nhịn đi đại tiểu tiện.
– Vệ sinh sạch sẽ sau khi đi vệ sinh.
– Ngâm mình trong nước ấm rất tốt cho chị em có thai, giúp tuần hoàn máu và thư giãn.
Trong trường hợp đau khó chịu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về một loại thuốc tê tại chỗ hoặc thuốc đặt an toàn. Có rất nhiều sản phẩm điều trị trĩ trên thị trường, nhưng bạn cần hỏi bác sĩ trước khi dùng thử bất cứ loại thuốc nào. Hầu hết các sản phẩm này chỉ được dùng trong một thời gian điều trị ngắn (một tuần hoặc ít hơn).
Để phòng tránh táo bón, bà bầu nên ăn các loại thực phẩm nhuận tràng và thực hiện theo lời khuyên phía trên. Cùng với đó bà bầu có thể dùng thêm các loại thảo dược được các chuyên gia khuyên dùng khi có thai như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Tinh chất nghệ dưới dạng Meriva, Magie…. giúp nhuận tràng, giảm táo bón, đặc biệt đối với phụ nữ mang thai rất hiệu quả và an toàn.