Hỏi: Chào bác sĩ! Gần đây em hay bị đi ngoài ra máu, thỉnh thaonrg bị nứt hậu môn không hề có búi trĩ. Máu thường chảy thành giọt và có cảm giác đau ở hậu môn, vì thế em rất lo lắng. Vậy xin hỏi bác sĩ, đi ngoiaf ra máu uống thuốc gì hiệu quả? Mong bác sĩ giải đáp giúp em? Em cảm ơn! (Minh Đức – Hà Nội)
Đáp:
Minh Đức thân mến! Hiện tượng đi ngoài ra máu là biểu hiện của nhiều bệnh, cụ thể như:
– Bệnh táo bón: Bệnh táo bón là tình trạng khối phân to và cứng hơn bình thường nên khiến quá trình bài tiết trở nên khó khăn, làm hậu môn tổn thương. Tình trạng táo bón kéo dài sẽ có hiện tượng đi ngoài ra máu. Máu thường đi theo phân hoặc thấm vào giấy vệ sinh.
– Do bệnh trĩ: Đi ngoài ra máu là dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có cảm giác ngứa rát hậu môn. Khi búi trĩ hình thành, thỉnh thoảng người bệnh sẽ thấy máu trong phân hoặc thấm trên giấy vệ sinh. Bệnh nặng hơn, máu có thể nhiều hơn, chảy thành giọt, bắn thành tia. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sa búi trĩ, khiến người bệnh khó chịu, bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
– Áp xe hậu môn: Tình trạng những ổ áp xe xuất hiện tại khu vực hậu môn sẽ khiến người bệnh đau đớn, mưng mủ gây chảy máu khi đi ngoài.
Bên cạnh đó, chảu máu khi đi ngoài cũng là biểu hiện của chứng nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn. Polip trực tràng và đại tràng….do vậy mà để biết chính xác mắc bệnh gì thì bệnh nhân nên đến thăm khám ở những cơ sở y tế uy tín nhằm xác định chính xác bệnh và phương pháp điều trị phù hợp.
Đi ngoài ra máu uống thuốc gì tốt nhất?
Như đã nói, tình trạng đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu của rất nhiều bệnh. Vì vậy, mà khi có dấu hiệu nghi ngờ, bạn không nên tự ý mua thuốc để điều trị. Vì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc trị đi ngoài ra máu, việc không qua tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ để lại nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Việc xác định đúng nguyên nhân gây bệnh sẽ làm cho việc điều trị dễ dàng, đơn giản, nhanh chóng và tiết kiệm hơn.
Bên cạnh việc thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa thì cháu nên thay đổi thói quen sống và tuân thủ những nguyên tắc dưới đây:
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nên dùng nước rửa và dùng khăn lau lại cho khô thoáng.
- Tránh để vùng hậu môn ẩm ướt dễ sinh ra tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngáy.
- Uống đủ 2 lít nước/ngày.
- Bổ sung nhiều thức ăn giàu chất xơ.
- Thường xuyên vận động, tránh ngồi lâu một chỗ.
- Kiêng ăn các thực phẩm cay nóng.
- Tập thể dục thể thao điều độ.
- Sử dụng một số loại thảo dược an toàn cho cơ thể cũng như có tác dụng điều trị tình trạng đi cầu ra máu hiệu quả như: Diếp cá, Đương quy, Rutin (chiết xuất hoa hòe), tinh chất nghệ dưới dạng Meriva…
Trên đây là những thông tin về câu hỏi đi ngoài ra máu uống thuốc gì? Chúng tôi hy vọng rằng bài viết trên có ích với bạn. Đi ngoài ra máu là biểu hiện không tốt của sức khỏe, vì vậy mà đừng chủ quan, hãy cố gắng đi thăm khám càng sớm càng tốt