Bệnh trĩ tỉ lệ mắc rất cao, ước tính cứ 10 thì khoảng 5 người đã từng bị trĩ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng gây ra khá nhiều khó chịu, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Một số hoàn cảnh được coi là yếu tố thúc đẩy bệnh trĩ, dù không phải khi nào cũng giải thích được rõ cơ chế, như hiện tượng tiêu chảy hay táo bón kéo dài, thời kỳ thai nghén, chế độ ăn nhiều chất kích thích, dùng thuốc đặt hậu môn, luyện tập một số động tác thể thao gây tăng áp lực ổ bụng,…
Chẩn đoán bệnh trĩ nói chung khá dễ dàng, đa số người bệnh tự biết mình bị bệnh trĩ và có thể mô tả rất rõ khi đi khám bệnh.
Phân loại bệnh trĩ
Tùy theo vị trí xuất phát mà trĩ được chia ra làm trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp:
– Trĩ nội: Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ trong, phía trên đường lược. Ban đâu búi trĩ nội nằm hoàn toàn trong ống hậu môn, nhưng theo thời gian, búi trĩ có thể sa ra ngoài.
– Trĩ ngoại: Búi trĩ xuất phát từ đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài, nằm phía dưới đường lược. Búi trĩ ngoại nằm ngay rìa hậu môn, có thể dễ dàng quan sát thấy khi thăm khám.
– Trĩ hỗn hợp: Khi mắc cả hai loại trĩ nội và trĩ ngoại đến một đến một thời điểm nào đó, búi trĩ nội sa ra ngoài và liên kết với trĩ ngoại hình thành đám rối tĩnh mạch trĩ, được gọi là trĩ hỗn hợp.
Điều trị bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả
Trĩ ngoại luôn nằm thường trực ở rìa hậu môn, nên rất dễ chẩn đoán. Trĩ ngoại điều trị khá dễ, dễ hơn nhiều so với trĩ nội, hoàn toàn có thể chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà. Điều trị trĩ ngoại tại nhà cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
– Thói quen ăn uống: Chế độ ăn nói chung là tăng cường chất xơ, như ăn nhiều rau, củ quả, trái cây,… Uống nhiều nước, mỗi ngày uống khoảng 2,5 lít nước sôi để nguội. Hạn chế (thậm chí bỏ hẳn) những loại thức ăn cay nóng như ớt, hạt tiêu, các chất kích thích như rượu, bia, chè, cà phê, đồ uống có ga,… Bỏ hút thuốc (nếu có).
– Tăng cường thể dục thể thao: Tăng cường thể dục thể thao giúp tăng lưu thông máu, làm giảm ứ trệ máu ở búi tĩnh mạch trĩ, tác dụng rất tốt giúp giảm triệu chứng bệnh trĩ. Luyện tập thể dục đặc biệt tốt đối với người có đặc thù công việc là ngồi nhiều hoặc đứng lâu.
Luyện tập môn gì cũng được miễn là phù hợp với sở thích và độ tuổi, ngày tập ít nhất 60 phút, ít nhất 5 ngày mỗi tuần.
– Vệ sinh hậu môn sạch sẽ: Búi trĩ ngoại luôn thường trực ở rìa hậu môn, nên rất vướng víu, khó chịu. Để tránh viêm nhiễm thì phải luôn luôn vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ. Tốt nhất là dùng nước ấm có pha chút muối ngâm và rửa hậu môn ngày 2 lần hoặc là rửa sau mỗi lần đi đại tiện. Có thể kết hợp rửa với dung dịch vệ sinh vùng kín.
– Tập thói quen đi đại tiện hàng ngày: Cố găng tập thói quen đi đại tiện hàng ngày vào một giờ nhất định. Khi đi tại tiện không nên rặn mạnh.
– Sử dụng sản phẩm thảo dược giúp điều trị bệnh trĩ: Điều trị bệnh trĩ ngoại an toàn và hiệu quả, ngoài áp dụng các biện pháp trên, sử dụng thảo dược có chứa các thành phần như Diếp cá, Đương quy, Rutin, Magnesi có tác dụng nhuận tràng, tăng sức bền thành mạch, kháng viêm.
Đặc biệt cần có chứa cả Meriva tức là Curcumin phospholipid, giúp tăng hấp thu vào máu cao hơn 30 lần so với nghệ thông thường, giúp kháng viêm, nhuận tràng, làm giảm đáng kể triệu chứng táo bón, và mau lành các tổn thương bệnh trĩ.
Trên thị trường hiện nay có TPCN An Trĩ Vương có chứa đẩy đủ các thành phần trên, được bào chế dạng viên nén nên rất dễ sử dụng, cùng với hàm lượng các thảo dược phù hợp sẽ mang lại hiệu quả tối đa trong hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh trĩ, táo bón.
Đối với bệnh trĩ ngoại có biến chứng, như đau nhức, huyết khối, tắc mạch, lở loét, nhiễm trùng….thì có chỉ định phẫu thuật. Nhưng bệnh trĩ khả năng tái phát rất cao, ngay cả khi đã phẫu thuật, cho nên sau khi phẫu thuật vẫn phải thực hiện các biện pháp điều trị nhà, kết hợp với thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.