Em năm nay 29 tuổi, thi thoảng đi cầu bị ra máu tươi dính vào giấy vệ sinh, đau rát khi đi cầu, em còn hay bị táo bón và đầu phân thường hay khô cứng. Em tìm hiểu trên mạng thì đây giống vớibiểu hiện của trĩ nội độ 1, xin bác sĩ cho biết có phải là em bị bệnh trĩ không, bệnh trĩ nội độ 1 là gì? Và là thế nào để không bị chảy máu khi đi cầu nữa, thưa bác sĩ?
Chào bạn!
Đi cầu ra máu có thể gặp trong nhiều bệnh lý như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, ung thư hậu môn trực tràng…Với nứt kẽ hậu môn người bệnh ra máu kèm đau hậu môn khi đi cầu. Bệnh ung thư trực tràng cũng gặp tình trạng đi cầu ra máu, máu có màu lờ lờ, thường lẫn với phân thường ít gặp ở người trẻ tuổi. Như vậy, để loại trừ các bệnh khác có cùng triệu chứng chảy máu khi đi cầu, bạn nên đi nội soi đại trực tràng tại các phòng khám chuyên khoa.
Trường hợp của bạn tôi nghĩ nhiều đến nguy cơ bị trĩ nội độ 1. Đây là giai đoạn đầu của bệnh trĩ. Các búi tĩnh mạch vùng hậu môn mới giãn đội niêm mạc, phồng vào lòng trực tràng và thường bị chảy máu khi có cục phân cứng đi qua. Khó xác định chính xác nguyên nhân bệnh trĩ. Nhưng táo bón chính là yếu tố nguy cơ gây nên bệnh trĩ. Táo bón khiến người bệnh thường phải rặn mạnh khi đi cầu, làm áp lực ổ bụng tăng lên, búi trĩ bị sa, giãn nhiều hơn. Ăn ít rau xanh, hoa quả chín, ăn nhiều thịt và uống nhiều rượu bia thường bị táo bón, và sau đó là bệnh trĩ.
Với trĩ nội độ 1, triệu chứng chảy máu tươi thường ra sau phân, hoặc dính ở thỏi phân rắn. Nếu không được điều trị búi trĩ sẽ giãn to hơn, sa ra ngoài hậu môn khi đi cầu. Búi trĩ ở độ 2 còn tự co lên, nhưng trĩ độ 3 phải dùng tay mới đẩy với co lên được. Và trĩ ở mức độ 4 thường xuyên nằm bên ngoài hâu môn bất kể là có đi cầu hay không.
Vậy làm thế nào điều trị bệnh trĩ nội độ 1? Lựa chọn phương pháp điều trị bệnh trĩ phụ thuộc vào giai đoạn bệnh. Với trĩ nội độ 1, độ 2, độ 3 búi trĩ nhỏ, trĩ ngoại, điều trị bảo tồn bằng thuốc, và thay đổi thói quen sinh hoạt là chính. Với trĩ độ 4, trĩ biến chứng cần phải phẫu thuật. Phẫu thuật và thủ thuật cũng có thể lựa chọn cho trĩ ở giai đoạn đầu khi áp dụng các biện pháp điều trị khác mà không hiệu quả, bởi vì phẫu thuật, thủ thuật có thể để lại các di chứng vô cùng nặng nề cho người bệnh.
Trường hợp của bạn, bệnh trĩ ở giai đoạn đầu, bạn chỉ cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống và dùng sản phẩm điều trị phù hợp. Cụ thể như sau:
– Tập thói quen đi cầu đều đặn hàng ngày.
– Điều chỉnh thói quen ăn uống:
+ Tránh các chất kích thích như cà phê, rượu, trà;
+ Tránh các thức ăn nhiều gia vị như ớt, tiêu;
+ Uống nước đầy đủ;
+ Ăn nhiều chất xơ.
– Vận động thể lực: nên tập thể dục và chơi các môn thể thao nhẹ như bơi lội, đi bộ,…
– Điều trị các bệnh mãn tính hiện có như viêm phế quản, dãn phế quản, bệnh lỵ,
Cách chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng nội khoa
– Vệ sinh tại chỗ tốt bằng phương pháp ngâm nước ấm 2 – 3 lần/ngày
– Thuốc tại chỗ: thuốc viên đạn đặt hậu môn hoặc dạng kem bôi: có tác dụng kháng viêm, giảm đau, hỗ trợ trương lực tĩnh mạch (chỉ nên sử dụng ngắn ngày, trong giai đoạn cấp)
– Thuốc uống: Sử dụng sản phẩm có thành phần cao Diếp cá, cao Đương quy, Rutin, Meriva (tinh chất nghệ), Magie. Trong đó cao Diếp cá, Rutin gúp bảo vệ mạch máu, tăng trương lực tĩnh mạch, giúp giảm tình trạng chảy máu khi đi cầu. Cao Đương quy, giúp hoạt huyết, bổ huyết, giảm tình trạng tắc mạch, chống thiếu máu. Meriva là curcumin dạng phopholipid có khả năng hấp thu tối ưu, giúp giảm nhanh tình trạng trĩ viêm đau, tiết dịch, ngứa ngáy. Magie là khoáng chất cần thiết cho cơ thể có tác dụng giúp giảm táo bón khó đi cầu cho người bệnh. Hiện nay trên thị trường có sản phẩm TPCN An Trĩ Vương có chứa đầy đủ các thành phần trên, an toàn, hiệu quả cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, táo bón, đặc biệt với trĩ độ 1,2.
Bạn nên sử dụng sản phẩm một đợt là 2 tháng, kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học để chấm dứt những khó chịu đang gặp phải.