Táo bón khi mang thai làm chất thải không được đào thải ra khỏi cơ thể sẽ tích tụ đường ruột, những chất này sẽ phát sinh ra vi khuẩn gây bênh, có thể sẽ di chuyển ngược vào máu và nhiều bộ phận trên cơ thể, có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng cho mẹ bầu và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thai nhi, nhất là 3 tháng cuối mẹ bầu thường xuyên bị chứng táo bón làm phiền, vậy táo bón khi mang thai tháng cuối nên làm gì?
Táo bón khi mang thai tháng cuối nên làm gì?
Khi bị táo bón trong giai đoạn 3 tháng cuối, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, vì đây là thời kỳ rất quan trọng, đối với những bà bầu bị táo bón thì trong thời gian này cần chú ý:
– Không rặn mạnh khi đi cầu, vì rặn mạnh sẽ gây nguy cơ sinh non, xảy thai ngoài ý muốn, rất nguy hiểm.
– Hãy đi vệ sinh ngay khi có dấu hiệu buồn đi cầu, không nhịn đi vệ sinh hay kéo dài thời gian vệ sinh vì sẽ làm phân tồn đọng trong ruột làm phân khô cứng và gây ra chứng táo bón.
– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ bởi chất xơ giúp giữ nước trong phân, làm phân tơi xốp ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
– Uống nhiều nước mỗi ngày, nước giúp chuyển hóa chất xơ, làm mềm phân, mỗi ngày nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước đối với bà bầu.
– Bà bầu ở những tháng cuối thai kỳ nên thường xuyên vận động, bên cạnh việc giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn còn giúp tăng cường sức khỏe, việc sinh đẻ cũng thuận lợi hơn.
Bị táo bón khi mang thai tháng cuối có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tuy táo bón không ảnh hưởng nhiều đến thai nhi nhưng nó khiến cơ thể mẹ luôn khó chịu và mệt mỏi. Vì điều này cũng dễ dẫn đến việc thai nhi trong bụng không hấp thụ được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nên có nguy cơ bị suy dinh dưỡng bào thai.
Hơn nữa, các chất độc như phenol, amoniac, indol…trong chất thải bị tích tụ lâu trong ruột, rồi hấp thu vào máu và lan truyền khắp cơ thể dễ dẫn tới tình trạng nhiễm độc mãn tính, ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của thai nhi. Đặc biệt vào giai đoạn cuối thai kỳ, bà bầu bị táo bón khi đi vệ sinh hay dùng lực để rặn dễ dẫn đến các cơn co tử cung gây sinh non,…
Phòng ngừa và điều trị táo bón cuối thai kỳ như thế nào?
– Uống nhiều nước: Nước chính là một loại thuốc nhuận tràng cực kì thích hợp cho các mẹ bầu vì nó không những giúp đẩy lùi táo bón, mà nước còn duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Vì vậy, bạn nên uống khoảng 2 đến 2,5 lít/ngày.
– Các mẹ chú ý ăn chậm, nhai thật kĩ khi ăn và nên chia nhỏ các bữa ăn thành 5 đến 6 bữa/ngày thay vì ăn 3 bữa lớn/ngày.
– Ăn nhiều chất xơ: Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, nhất là các loại rau có lá màu xanh sẫm như rau bina, bông cải xanh…ngũ cốc, để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn.
– Mẹ bầu cũng nên hạn chế những đồ ăn cay, nóng và nhiều gia vị. Tránh uống các đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, nước ngọt và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
– Thường xuyên vận động, rèn luyện thân thể bằng những bài tập và động tác đơn giản như đi bộ, yoga, bơi lội,… không nên ngồi một chỗ quá lâu.
– Không cố nhịn khi muốn đi vệ sinh bởi khi nhịn đi vệ sinh, ruột sẽ hấp thu nước từ phân, lâu dần sẽ dẫn đến táo bón và nặng hơn là bệnh trĩ khi mang thai.
– Trong những tháng cuối thai kỳ thì tốt nhất mẹ bầu không nên massage bụng vì sẽ dễ dẫn đến việc sinh non.
– Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi bị táo bón, tốt nhất, các mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
– Có thể bổ sung thêm các thành phần thảo dược được các chuyên gia y tế khuyên dùng giúp nhuận tràng, giảm táo bón dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Tinh chất nghệ Curcumin dưới dạng Meriva….có trong sản phẩm như An Trĩ Vương.