Bệnh trĩ là tình trạng rất phổ biến với tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng gia tăng chiếm khoảng 60% dân số Việt Nam và đứng đầu trong các bệnh lý hậu môn trực tràng. Bệnh trĩ thường tập trung chủ yếu ở những người có công việc hay phải ngồi nhiều, đứng nhiều, thói sinh hoạt không tốt…hãy cùng tìm hiểu bệnh trĩ là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh trĩ hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Bệnh trĩ là gì?
Bệnh trĩ theo dân gian còn gọi là bệnh lòi dom. Trong cơ thể chúng ta có những mạch máu được gọi là các tĩnh mạch, khi những tĩnh mạch tại hậu môn bị co giãn quá mức sẽ dẫn đến bệnh trĩ. Bệnh trĩ nhẹ ở giai đoạn đầu chỉ có cảm giác ngứa rát một chút, tuy nhiên về lâu dài sẽ đi cầu ra máu và rát hậu môn nhiều hơn.
Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ?
Nguyên nhân bệnh trĩ xuất hiện là do chứng táo bón gây nên. Tình trạng táo bón kéo dài khiến áp lực lòng hậu môn tăng cao, các tĩnh mạch to và dãn ra. Bên cạnh đó, bệnh còn do những nguyên nhân như: ngồi, đứng quá lâu trong thời gian dài, lao động nặng nhọc, ngồi đại tiện lâu, quan hệ tình dục cửa sau, quan hệ tình dục quá độ, phụ nữ trong thời kỳ sinh đẻ, những người mắc bệnh béo phì….
Triệu chứng của bệnh trĩ?
Bệnh trĩ có 2 triệu chứng phổ biến như sau: chảy máu và sa búi trĩ.
– Hiện tượng chảy máu thường rất kín đáo. Người bệnh tình cờ phát hiện thấy máu ở giấy vệ sinh sau đó máu có thể chảy thành tia hay thành từng giọt. Nặng hơn thì máu chảy càng nhiều, thậm chí cả những lúc đi lại hoặc ngồi xổm khiến bệnh nhân phải đi khám. Có trường hợp máu chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng, sau mỗi lần đi cầu thì thấy máu ra thành từng cục.
– Sa búi trĩ là hiện tượng sẽ xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi đại tiện ra máu. Ở giai đoạn đầu, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài và tự co vào trong hậu môn được. Tuy nhiên, đến khi bệnh trĩ phát triển đến giai đoạn nặng thì búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại vào trong. Lúc này, bệnh nhân phải dùng tay để đẩy búi trĩ vào bên trong. Nếu không được điều trị kịp thời, búi trĩ sẽ to dần lên và thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
– Bên cạnh 2 triệu chứng điển hình trên, bệnh nhân còn kèm theo các triệu chứng khác như đi cầu khó, kèm đau rát, ngứa hậu môn. Bình thường, trĩ không gây đau nhưng khi có biến chứng sa trĩ nghẹt hay tắc mạch, nứt hậu môn…khiến bệnh nhân khó chịu, cảm giác ướt và ngứa, cần thiết phải có sự can thiệp của bác sĩ.
Cách phân loại bệnh trĩ như thế nào?
Dựa vào những nguyên nhân và biểu hiện của bệnh trĩ, theo Y học hiện đại bệnh trĩ được chia làm 3 loại đó là: trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp.
– Trĩ nội là dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của bạn mà còn có thể gây ra các biến chứng như: mất máu, nhiễm trùng…nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Bệnh trĩ nội được chia làm 4 cấp độ:
Các cấp độ của bệnh trĩ
Độ 1: Búi trĩ mới hình thành với triệu chứng chính là chảy máu.
Độ 2: Khi đi cầu xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài rồi tự co lên.
Độ 3: khi đi cầu búi trĩ sa ra ngoài và phải dùng tay đẩy mới lên được.
Độ 4: búi trĩ sa ra ngoài dùng tay đẩy lên cũng không co lên được dễ dẫn đến bị thắt nghẹt gây hoại tử.
– Trĩ ngoại là chứng giãn tĩnh mạch thuộc đám rỗi tĩnh mạch trĩ dưới (ngoài)búi trĩ nồi lên ở ngoài hậu môn được da che phủ. Búi trĩ ngoại sa xuống gây nhiều biến chứng; viêm nhiễm, sưng tấy, tắc mạch, đau đớn…. Trĩ ngoại rất dễ phát hiện ra có thể sờ hoặc nhìn thấy bằng mắt thường, không có hiện tượng chảy máu trừ khi búi trĩ phát triển to dẫn đến tắc mạch, Trĩ ngoại không chia thành các cấp độ như trĩ nội.
Các giai đoạn của bệnh trĩ ngoại
– Trĩ hỗn hợp dạng trĩ hình thành ở trên đường lược mà nguyên nhân là do các xoang tĩnh mạch trĩ trên (trực tràng trên) phồng to. Triệu chứng nhận biết bệnh trĩ hỗn hợp thường gặp là đại tiện ra máu, búi trĩ lòi ra ngoài khi đại tiện và làm cho người bệnh có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy khó chịu….Trĩ hỗn hợp cũng không có chỉ định phẫu thuật trừ khi búi trĩ quá to gây đau đớn, chảy máu nhiều và tắc mạch.
Cách điều trị bệnh trĩ hiệu quả
Bệnh trĩ nếu không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc mạch, nghẹt một phần hoặc toàn bộ hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn hoặc có thể bị bội nhiễm. Do đó, việc phát hiện các triệu chứng bị trĩ là điều rất cần thiết đối với các bệnh nhân.
Ngoài ra, một cuộc sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học sẽ là cách phòng trĩ có hiệu quả nhất dành cho bạn. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng những loại thuốc được bào chế từ thảo dược thiên nhiên như diếp cá: Giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống táo bón, Đương quy: Chống thiếu máu, bổ máu, hoạt huyết cho người bị bệnh trĩ. Rutin(chiết xuất hoa hòe) như An Trĩ Vương sẽ giúp: Làm bền thành mạch, giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch, tăng khả năng chịu đựng của tĩnh mạch. Meriva( tinh chất nghệ phospholipid hóa tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với nghệ thông thường): Chống viêm, chống nhiễm trùng, làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra, Magie: Bổ sung khoáng chất cần thiết cho cơ thể ngăn ngừa táo bón.