Sa búi trĩ phải làm sao? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc khi gặp phải bệnh lý này. Chính vì vậy, các chuyên gia hậu môn trực tràng sẽ giải đáp cụ thể chi tiết hơn về triệu chứng sa búi trĩ để bạn đọc có thể nắm rõ hơn về tình trạng cũng như giải pháp phù hợp để điều trị bệnh hiệu quả nhất.
Sa búi trĩ là gì?
Sa búi trĩ là hiện tượng búi trĩ là lòi ra khỏi ống hậu môn khi người bệnh đi vệ sinh nặng hoặc khi người bệnh vận động mạnh.
Sa búi trĩ cũng được phân loại và chia thành nhiều cấp độ khác nhau giống như khi chúng ta phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại:
Sa búi trĩ nhẹ: Thường nằm ở giai đoạn đầu của bệnh trĩ ngoại và giai đoạn giữa cửa bệnh trĩ nội. Kích thước búi trĩ nhỏ nên tình trạng sa thường không nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt của người bệnh.
Đối với bệnh trĩ nội: Búi trĩ thường bị đẩy ra (sa trĩ) cùng với đường thải của phân khi người bệnh đi đại tiện, liền sau đó sẽ tự co vào. Búi trĩ thường có màu đỏ hoặc hồng nhuận, người bệnh chỉ có thể cảm nhận được có dị vật ở hậu môn chứ chưa thể quan sát được toàn bộ búi trĩ.
Đối với bệnh trĩ ngoại: Búi trĩ nằm ở dưới đường lược và bên viền ngoài của ống hậu môn. Do vậy, người bệnh có thể phát hiện ra điểm bất thường ở hậu môn khi búi trĩ vừa mới phát triển bằng một hạt đậu nhỏ. Theo thời gian, búi trĩ càng to và sa nhiều hơn, chúng thường có xu hướng phát triển thành các đường ngoằn ngoèo bao quanh ống hậu môn, có khả năng che lấp cả cửa hậu môn (nếu búi trĩ sưng to quá).
Sa búi trĩ nặng: Lúc này bên cạnh triệu chứng sa búi trĩ, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ bệnh biến chứng. Tuy nhiên, khi đã đến giai đoạn này, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân lầm tưởng bệnh đang chuyển thành một dạng bệnh lý khác hay vẫn không hề nhận biết bản thân đang mắc bệnh trĩ hoặc chưa hiểu sa búi trĩ là gì. Các chuyên gia cho biết, sa búi trĩ nặng là tình trạng búi trĩ không thể nằm gọn trong ống hậu môn được nữa và sa ra ngoài hậu môn liên tục, thậm chí có thể ở ngoài suốt 24 giờ đồng hồ. Vì vậy, người bệnh sẽ gặp phải những khó khăn, rắc rối sau:
– Khi búi trĩ sa ra ngoài bệnh nhân sẽ khó có thể ngồi bình thường bằng 2 bên mà thường phải thay phiên ngồi từ mông bên này sang mông bên kia. Hậu môn bị đau thắt dữ dội do cơ vòng hậu môn phải hoạt động để đào thải phân ra ngoài dẫn đến sa nghẹt búi trĩ.
– Hậu môn bị nhiễm trùng do chất thải bị tồn đọng nhiều tại cửa hậu môn và búi trĩ dẫn đến chứng viêm nhiễm hậu môn, hậu môn chảy dịch gây ngứa ngáy đau rát, ảnh hưởng đến sinh hoạt….
Nếu sa búi trĩ không được điều trị kịp thời, bệnh trĩ có thể tiến triển thành các dạng ung thư khó chữa như ung thư trực tràng, ung thư hậu môn…hoặc gây ra bệnh nhiễm trùng máu, rối loạn tiêu hóa…
Cần làm gì khi bị sa búi trĩ ?
Trước tiên cần thay đổi thói quen ăn uống sinh hoạt: Hai điều kiện này rất quan trọng vì nó diễn ra hàng ngày, góp phần bình ổn nhưng cũng có thể làm chứng bệnh trĩ nặng hơn. Câu hỏi được đặt ra đó là người bệnh cần thực hiện thói quen này như thế nào? Rất đơn giản, chỉ cần bạn có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học: Ăn nhiều rau quả có tác dụng làm mát, giải nhiệt cho cơ thể kết hợp với các loại rau thuộc họ cải hoặc khoai lang, nó sẽ giúp giảm nỗi sợ hãi, ám ảnh khi đi đại tiện của bạn vì phân sẽ tơi, mềm và xốp hơn, phòng chống táo bón hiệu quả. Đồng thời hạn chế ăn các đồ ăn khô, cứng ít nước hoặc các chất cay nóng, các chất kích thích, có nồng độ cồn cao… Bạn cũng cần siêng nâng tập thể dục thường xuyên kết hợp với việc sử dụng các thảo dược tự nhiên như: Đương quy, Diếp cá, Rutin, Curcumin dạng Meriva…giúp nhuận trạng, co búi trĩ, giảm sưng, giảm viêm, điều trị bệnh trĩ hiệu quả và an toàn.
– Nếu tình trạng sa búi trĩ đã quá nặng: Bạn cần phải tiến hành cắt mổ trĩ sớm để tránh bệnh biến chứng hoặc gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, chất lượng cuộc sống của bạn. Tốt nhất là nên đến các cơ sở uy tín có chuyên khoa hậu môn – trực tràng để chữa trị, tránh đến các phòng khám chui, chưa có giấy phép hoạt động.
Đọc thêm về các bài liên quan đến bệnh sa búi trĩ : Cẩm nang sa búi trĩ