Đi cầu ra máu không hiếm gặp, hầu hết ai cũng có thể gặp phải tình trạng này ít nhất một lần trong đời. Một số trường hợp không nguy hiểm và có thể tự khỏi, một số khác là triệu chứng nguy hiểm cần phải điều trị.
Đi cầu ra máu tươi là tình trạng thường gặp phải, nguyên nhân vô cùng đa dạng như: bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn, polyp trực tràng hay đại tràng…..
Tóm tắt nội dung bài viết
❅ Đi cầu ra máu tươi do bệnh trĩ
Nếu để ý quan sát sẽ thấy máu bị lẫn trong phân hoặc dính trên giấy vệ sinh. Về sau, khi bệnh tiến triển ở mức độ nặng hơn sẽ thấy máu chảy ra nhiều hơn thành từng giọt, thành tia. Một số trường hợp còn thấy máu chảy ran gay cả khi người bệnh ngồi xổm hay có bất cứ hành động gây áp lực lên mao mạch vùng hậu môn. Bên cạnh đó, mắc bệnh này người bệnh còn thường cảm thấy đau hậu môn, ngứa hậu môn, sự xuất hiện của búi trĩ ngày càng tăng kích thước gây vướng víu khó chịu…..
❅ Đi cầu ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn
Táo bón là nguyên nhân chính gây nên nứt kẽ hậu môn, biểu hiện bằng tổn thương là vết rách theo chiều dọc ở niêm mạc hậu môn có chiều dài khoảng 1cm. Người bệnh lúc này thường xuyên cảm thấy đau rát, đặc biệt là khi đại tiện và có kèm theo máu tươi. Tuy nhiên, lượng máu ít hơn nhiều so với bệnh trĩ.
❅ Đi cầu ra máu tươi có thể do polyp đại trực tràng
Bệnh nhân sẽ thấy đi cầu ra máu, tùy vào mức độ bệnh mà lượng máu có thể nhiều hay ít. Bên cạnh dấu hiệu này thì thường không có triệu chứng nào khác, vì bệnh khó phát hiện và cũng khiến người bệnh chủ quan. Song nếu không can thiệp, tính mạng có thế bị đe dọa do thống kế có khoảng 90% ung thư đại trực tràng phát triển từ polyp.
❅ Đi cầu ra máu tươi do bệnh viêm đại trực tràng
Viêm loét đại trực tràng cũng có biểu hiện đại tiện ra máu, tuy nhiên lượng máu không đáng kể. Lúc mới bị bệnh, người bệnh thường cảm thấy mót rặn, đi cầu tiêu chảy nhiều lần kèm theo đó là chất nhầy lẫn máu…Nếu không chữa trị kịp thời và đúng cách có thể gây biến chứng hẹp đại tràng, áp xe hậu môn, viêm da mủ hoại thư…rất nguy hiểm.
❅ Đi cầu ra máu có nguy hiểm không?
Như đã trình bày ở trên, đi cầu ra máu báo hiệu nhiều căn bệnh khác nhau và mỗi căn bệnh đều có mức độ nguy hiểm khác nhau. Nhiều người có tự tưởng đi vệ sinh có ra máu là hiện tượng thường gặp, không đáng lo ngại. Tuy nhiên, thực tế nếu bệnh phát triển càng có nhiều hậu quả không thể lường được.
❅ Đi cầu ra máu có nhiều biến chứng nguy hiểm
Thiếu máu, mất máu: Nếu bị thiếu máu nhẹ bạn có thể bị say xẩm mặt mày, hay bị chóng mặt, mệt trong người, dễ bị rét. Nếu trường hợp thiếu máu nặng hơn một chút dễ thấy da bị tái xanh, nhịp tim nhanh, ít đi tiểu và bàn tay, bàn chân bị lạnh. Thiếu máu nặng rất nguy hiểm, chúng dẫn đến mất ý thức, tụt huyết áp, nhịp đập của mạch nhỏ và nhanh, ngất xỉu.
Tình trạng đi cầu ra máu thường gây nhầm lẫn khi xác định bệnh trĩ với các bệnh về đường tiêu hóa dẫn đến việc chữa trị sai cách ở nhiều người. Biến chứng của bệnh trĩ thường thấy đó là áp xe hậu môn, nứt toác hậu môn, nhiễm trùng nghiêm trọng ở hậu môn…Một số biến chứng nguy hiểm của bệnh lý đại trực tràng là chảy máu, thủng đại trực tràng hay nguy hiểm không kém đó là ung thư hóa đại trực tràng.
❅ Không nên chủ quan với bệnh
Thực tế có không ít trường hợp tự đoán bệnh và điều trị nhầm các bệnh trên là bệnh trĩ hoặc khi xuất hiện triệu chứng đại tiện ra máu, người bệnh lo lắng, sợ hãi, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Vì thế, chúng ta cần hiểu một số đặc điểm cơ bản của triệu chứng đại tiện ra máu của bệnh trĩ, giúp cho quá trình chẩn đoán ban đầu được thuận lợi hơn.
Theo chuyên gia y tế, bị đi ngoài ra máu tươi cần thận trọng. Mất máu trong thời gian dài dễ gây thiếu máu, mất tập trung, người xanh xao, thể chất suy yếu, sức đề kháng giảm…dẫn đến dễ mắc các bệnh khác.
Một số trường hợp đi ngoài ra máu tươi là “trọng bệnh” ví dụ như: bệnh viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng…Chính vì vậy, cần điều trị sớm ngay phi phát hiện triệu chứng đi cầu ra máu. Đồng thời, nên kết hợp bổ sung thêm các thảo dược như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Tinh chất nghệ dưới dạng Meriva… giúp điều trị nguyên căn triệu chứng đi cầu ra máu, mau lành các tổn thương vết nứt kẽ hậu môn gây chảy máu, giúp hỗ trợ điều trị và giúp phòng ngừa bệnh trĩ, cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ (chảy máu, sa búi trĩ, đau rát, ngứa…) và các biến chứng của bệnh trĩ (sa trực tràng, viêm nứt hậu môn…). Giúp bảo vệ và tăng sức bền của tĩnh mạch, tăng cường sức khỏe tĩnh mạch và đường tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả nhất.
☎ Gọi 1900.1259 để được chuyên gia tư vấn về cách điều trị hiện tượng đi cầu ra máu tươi (miễn phí)
[vivafbcomment]