Bệnh táo bón đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những nguy hiểm của triệu chứng này đối với phụ nữ mang thai. Cùng chúng tôi tìm hiểu chứng táo bón là gì, nguyên nhân, cách phòng và trị táo bón khi mang thai các mẹ nhé!
Tóm tắt nội dung bài viết
❋ Táo bón là gì?
Táo bón liên quan đến sự lưu chuyển của chất thải rắn và nhỏ trong đường ruột. Nó liên quan đến sự thống nhất chứ không phải đều đặn của các chuyển động trong ruột. Càng nằm lâu trong ruột, nước có trong chất thải bị tái hấp thu vào trong cơ thể sẽ nhiều hơn.
Một trong những chức năng chính của ruột già đó là hấp thụ bớt nước trở lại thông qua niêm mạc ruột. Đối với một số người, chất thải tồn tại quá lâu trong ruột mà không được đưa ra ngoài sẽ mất hết nước, trở nên khô và cứng.
Một vai trò khác của ruột già là tống đầy chất thải dọc theo thành ruột, theo hướng trực tràng. Khi có sự gián đoạn trong quá trình này, chất thải sẽ bị dồn lại lâu hơn cần thiết và gây ra táo bón.
Cơ thể cần một lượng nước nhất định để giúp chất thải rắn tạo hình và chuyển động trong ruột. Có ít nước sẽ gây đau khi chuyển động đẩy chất thải xuống của ruột, dẫn đến đau hậu môn và đôi khi gây mất nước ở các mô. Nó cũng có thể dẫn đến những vấn đề về hôi miệng, cơ thể có cảm giác mệt mỏi và chậm chạp.
❋ Nguyên nhân gây táo bón khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân gây táo bón khi mang thai như chế độ dinh dưỡng, tác dụng phụ của thuốc, tính độc của kim loại nặng và hormone thay đổi. ở mỗi trường hợp, mẹ bầu lại có nguyên nhân khác nhau, dựa vào đó để có cách điều trị hiệu quả.
Do quá trình mang thai sản sinh ra nhiều hormone progesterone hơn, điều này khiến thức ăn được duy trì lâu hơn ở hệ tiêu hóa. Mặt tích cực của sự thay đổi này là cơ thể có thêm thời gian tiêu thụ chất dinh dưỡng, cho phép thai nhi hấp thụ được nhiều dưỡng chất hơn.
Mang thai khiến ruột thẳng chịu nhiều áp lực hơn vì thai nhi càng càng lớn dần, chiếm hết khoảng trống của đường ruột. Chính vì vậy, chất thải khó đi qua được đường ruột để ra ngoài.
Viên uống bổ sung sắt mà các chị em phụ nữ khi mang thai thường sử dụng đem lại tác dụng phụ là táo bón. Ngoài ra, nguyên nhân ít vận động cũng khá phổ biến dẫn đến đồ ăn không thể đi qua hệ tiêu hóa một cách dễ dàng.
Chế độ dinh dưỡng ít chất xơ, cảm xúc thay đổi thất thường cũng là lý do gây ra tình trạng táo bón khi mang thai.
❋ Tác hại của bệnh táo bón khi mang thai
Không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần của chị em mà chứng táo bón còn khiến phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đầy bụng, khó chịu, dẫn đến tâm lý chán ăn. Từ đó khiến cho mẹ và bé không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu. Ngoài ra, việc các chất thải không được tống khứ ra ngoài mà tích tụ lâu trong ruột còn có thể lan truyền chất độc, gây hại cho cơ thể cả thai phụ và thai nhi.
Chưa kể việc phải dùng sức để rặn mỗi lần đi vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Về lâu dài, táo bón có thể dẫn đến trĩ, viêm đại tràng, ung thư đại trực tràng cùng nhiều bệnh nguy hiểm khác. Chính vì vậy, mẹ bầu không được coi thường bệnh táo bón mà cần đề phòng và can thiệp từ sớm để hạn chế rủi ro cho mẹ và bé.
❋ Cách phòng và điều trị táo bón khi mang thai
Một chế độ ăn uống lành mạnh với số lượng lớn chất xơ, thức ăn thô hòa tan và không hòa tan có trong rau xanh, củ quả sẽ giúp cho quá trình táo bón giảm hẳn. Số lượng chát xơ được chuyên gia khuyến nghị tiêu thụ hằng ngày trong khi mang thai là 25 đến 28 gram/ngày.
Uống nhiều nước, khoảng 2,5 đến 3 lít/ngày nếu có thể vì điều này có thể giúp bạn tránh và điều trị táo bón hiệu quả.
Tập thể dục thường xuyên và vận động nhiều với các bộ môn như bơi lội, đi bộ, yoga và những bài tập nhẹ nhàng để khống chế cân nặng là các giải pháp tốt khi mang thai.
Hiện nay có nhiều loại thuốc điều trị táo bón nhưng chỉ tập trung vào điều trị triệu chứng mà không giải quyết căn nguyên. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ có thai và cho con bú chỉ nên sử dụng các loại thảo dược an toàn tuyệt đối cho mẹ và thai nhi như: Diếp cá, Đương quy, Rutin, Tinh chất nghệ Curcumin dưới dạng Meriva…để điều trị tận gốc, giải quyết căn nguyên triệt để. Các thành phần thảo dược này giúp nhuận tràng, giảm táo bón nhanh chóng, đặc biệt giúp phòng ngừa táo bón và bệnh trĩ khi mang thai rất hiệu quả.
Nếu thấy hiện tượng táo bón kéo dài tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn và có biện pháp điều trị phù hợp nhất, tránh tình trạng để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
✔ Bạn đọc có thể đọc thêm các bài về bệnh táo bón tại ➦ Cẩm nang về bệnh táo bón
☎ Gọi 1900.1259 để được chuyên gia tư vấn về cách điều trị bệnh táo bón khi mang thai (miễn phí)
[vivafbcomment]