Trang chủ Bệnh trĩ “Mẹo” nhận biết dấu hiệu sa búi trĩ và cách chữa trị...

“Mẹo” nhận biết dấu hiệu sa búi trĩ và cách chữa trị an toàn

20007
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Sa búi trĩ là gì, cách điều trị sa búi trĩ như thế nào? Đây là những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cơ bản về cách nhận biết dấu hiệu sa búi trĩ và cách chữa trị an toàn để bạn đọc được rõ.

Sa búi trĩ là gì?

Sa búi trĩ là hiện tượng mà búi trĩ lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc trong trường hợp người bệnh vận động mạnh. Triệu chứng sa búi trĩ có thể dễ dàng nhận thấy sau một thời gian chảy máu hậu môn do bệnh trĩ gây ra. Chúng không chỉ gây khó khăn khi đi đại tiện, ngứa ngáy hậu môn mà còn có thể gây nhiễm trùng, làm tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng khi không được giải quyết sớm.

sa búi trĩ là gì

Búi trĩ được hình thành do các tĩnh mạch ở trực tràng hậu môn bị phình gập gây nên hiện tượng phồng lên, chúng có thể xuất hiện ở trong hoặc ở ngoài hậu môn.

Cách nhận biết dấu hiệu sa búi trĩ

Đối với bệnh trĩ nội

Ở cấp độ 1: búi trĩ chưa được hình thành rõ ràng hoặc đã hình thành nhưng chưa sa ra ngoài. Thường thì lúc này chỉ có hiện tượng chảy máu hậu môn.

Ở cấp độ 2: sau mỗi lần đại tiện búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài, nhưng sau đó chúng có thể tự thụt vào được.

sa búi trĩ là gì

Ở cấp độ 3: búi trĩ lòi ra ngoài sau khi đi cầu nhưng không thể tự co lên được nữa mà cần dùng tay đẩy vào.

Ở cấp độ 4: Búi trĩ lòi hẳn ra ngoài một cách thường trực ngay cả khi ho, ngồi xổm hay bưng bế vật nặng mà không nhét vào được nữa.

Đối với bệnh trĩ ngoại

Búi trĩ ở đây là các búi tĩnh mạch trực tràng, hình dạng ngoằn nghèo. Có thể nhận thấy ngya khi mới mắc bệnh với sự xuất hiện các mảnh da thừa ở hậu môn.

– Ở giai đoạn nhẹ: Búi trĩ có thể xẹp xuống và có thể dùng tay ấn vào.

– Ở giai đoạn nặng: Búi trĩ sa hẳn ra ngoài và việc tác động không có tác dụng.

Cách chữa trị khi bị sa búi trĩ ra ngoài

Khi búi trĩ sa ra ngoài tùy từng tình trạng cụ thể với mức độ nặng nhẹ ra sao và mắc loại trĩ nào mà có cách điều trị hiệu quả nhất.

Đối với tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nhẹ: Bệnh nhân có thể dùng các loại thuốc đặt, thuốc bôi hoặc kháng sinh giúp trơ mạch, kháng viêm, giảm sưng đau, giảm ngứa và giúp hỗ trợ đưa búi trĩ thụt vào bên trong hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng cần biết cách tự chăm sóc bằng cách:

– Tránh kéo dài thời gian đi vệ sinh với thói quen đọc sách báo, dùng điện thoại,…

– Dùng khăn ẩm sạch để lau hậu môn thay vì dùng giấy vệ sinh khô.

– Chườm đá, đắp gạc lạnh lên hậu môn mỗi ngày 4 lần, mỗi lần 10 phút để giảm sưng đau.

– Khi bị sa búi trĩ cũng cần ngâm hậu môn bằng nước ấm hàng ngày sẽ rất tốt.

– Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước và tránh thức ăn cay nóng, các chất kích thích và tăng cường vận động,… để hạn chế triệu chứng bệnh trĩ nặng thêm.

Điều trị tình trạng sa búi trĩ ở cấp độ nặng hơn: Búi trĩ lúc này sa ra ngoài khó khắc phục bằng phương pháp nội khoa. Hơn nữa, búi trĩ sa ra ngoài còn ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của bệnh nhân và tiềm ảnh nguy cơ gây nhiễm trùng, ung thư trực tràng – hậu môn…vì vậy, sa búi trĩ lúc này cần áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ mới hiệu quả.

Bên cạnh đó, một số bài thuốc Đông y chữa trĩ sa ra ngoài cũng rất hiệu quả. Với các thành phần thảo dược từ thiên nhiên như: Diếp cá, Đương quy, Rutin chiết xuất hoa hòe, Tinh chất nghệ Curcumin dạng Meriva…giúp điều trị khỏi bệnh trĩ ở giai đoạn sớm và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn muộn khi kết hợp với phương pháp phẫu thuật cắt búi trĩ, giúp vết thương mau lành, không lo tái phát.

Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi ☎ 19001259 để được chuyên gia tư vấn

[vivafbcomment]