Trang chủ Bệnh trĩ Bệnh trĩ nội Bệnh trĩ nội có lây không ? ” Câu trả lời ngay...

Bệnh trĩ nội có lây không ? ” Câu trả lời ngay tại đây “

3007
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Bệnh trĩ nội là tình trạng hệ thống tĩnh mạch hậu môn bị căng phồng quá mức hình thành những búi trĩ nằm sâu bên trong ốn hậu môn. Rất nhiều người thắc mắc không biết bệnh trĩ nội có lây không? Bài viết dưới đây sẽ làm sáng tỏ điều này.

“Bệnh trĩ không lây từ người này sang người khác”

Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam – Giám đốc trung tâm hậu môn trực tràng học, Bệnh viện Tràng An, Hà Nội cho biết: Bệnh không do một loại vi khuẩn, virut nào gây ra. Vì vậy, bệnh trĩ nói chung và trĩ nội nói riêng “không lây nhiễm từ người này sang người khác”.

Dựa trên mức độ bệnh, người ta chĩa trĩ nội ra thành 4 cấp độ khác nhau: trĩ nội độ 1, độ 2 với các triệu chứng đi cầu ra máu, đau rát hậu môn và có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhưng tự thụt vào được. Đối với trĩ nội độ 3 và độ 4 thì các búi trĩ sẽ sa hẳn ra ngoài hậu môn, đồng thời kéo theo các triệu chứng như lở loét, ngứa hậu môn….

Nếu bạn mắc trĩ nội – cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh là gì để phòng tránh ?

 

Trĩ nội là một trong những bệnh lý hậu môn-trực tràng do các tĩnh mạch bị ứ đọng máu và phình to ra bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

Do chế độ ăn uống không khoa học:  ăn ít chất xơ, uống ít nước, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nhiều rượu bia, nước uống có gas, cà phê, chè đặc, sử dụng các chất kích thích.

Táo bón kinh niên: táo bón cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ nội. Khi bị táo bón, người bệnh phải cố sức rặn mạnh để đưa phân ra ngoài nên vô tình gây áp lực, làm tổn thương đến hệ thống tĩnh mạch hậu môn và hình thành các búi trĩ nội.

Thường xuyên có thói quen nhịn đi đại tiện sẽ tăng áp lực lên vùng hậu môn –trực tràng và lâu ngày sẽ hình thành bệnh trĩ nội.

Do đặc thù công việc phải thường xuyên ngồi một chỗ, đứng lâu và ít vận động hay phải mang mác nặng trong 1 thời gian dài….

Phụ nữ đang mang thai do sự chèn ép của bào thai lên hậu môn nên cũng rất dễ bị bệnh trĩ nội. Phụ nữ sau sinh cũng có thể mắc bệnh trĩ nội do trong quá trình vượt cạn, chị em phải rặn mạnh nên gây áp lực lên hệ thống tĩnh mạch khiến chúng phình to ra.

Bên cạnh đó, áp lực công việc, căng thẳng, stress…cũng là nguyên nhân dẫn đế trĩ nội.

Với những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội nêu trên, có thể khẳng định thêm một lần nữa rằng bệnh trĩ nội không lây nhiễm. Nhưng bệnh có thể dễ dàng gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt giới tính và tuổi tác.

Bệnh trĩ nội không chỉ mang đến phiền toái, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt mà nếu như kéo dài có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc như: gây thiếu máu cơ thể, sa búi trĩ ra ngoài hậu môn, viêm và hoại tử búi trĩ, viêm nang lông hậu môn và có nguy cơ bị ung thư trực tràng….

Phòng ngừa bệnh trĩ nội

Uống nhiều nước giúp phân mềm và dễ đại tiện. Ăn nhiều rau cải, trái cây sẽ giúp phân mềm, khối phân tăng thêm nhờ thế bệnh nhân bớt phải rặn và gián tiếp tránh được bệnh trĩ. Bệnh nhân cần vận động để tránh tăng áp lực trong tĩnh mạch nhất là sau khi ngồi hoặc đứng quá lâu. Vận động cũng giúp tránh táo bón và giảm trọng lượng nếu bệnh nhân béo phì. Tránh đứng hoặc ngồi lâu.

Khi phát hiện bệnh bạn không nên e ngại mà cần đi điều trị kịp thời để tránh chịu đau đớn và kéo dài quá trình chữa bệnh lại gây tốn kém và ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

3 lời khuyên khi điều trị bệnh trĩ nội

1/ Hiện nay, có rất nhiều phương pháp điều trị bệnh trĩ nội có hiệu quả cao, nhưng mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Mỗi cách sẽ còn phụ thuộc vào vị trí và mức độ của bệnh để có thể đưa ra phương pháp phù hợp.

2/ Nên lựa chọn sản phẩm được bào chế từ các thảo dược như Diếp cá thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng. Đương quy có tác dụng bổ máu bổ huyết, Rutin (triết xuất từ hoa hòe) làm bền thành mạch, co búi trĩ. Meriva(tinh chất nghệ phospholipid hóa) chống viêm, làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra và Magie cung cấp khoáng chất cho cơ thể sẽ đem đến hiệu quả tối ưu hơn. Bên cạnh đó, để việc điều trị hiệu quả tối ưu nhất thì cũng cần có một chế độ ăn uống và hoạt động khoa học.  Chế phẩm từ các thảo dược này cũng có công dụng phòng ngừa bệnh hoặc phòng tái phát bệnh trĩ cực kỳ hiệu quả.

3/ Cần thường xuyên lắng nghe cơ thể của bạn để nhận ra những dấu hiệu của bệnh trĩ nội giai đoạn đầu, bạn nên đi khám và điều trị kịp thời, càng sớm càng tốt. Nếu bệnh trĩ nội phát triển sang giai đoạn nặng hơn bạn có thể chịu nhiều đau đớn và khó chịu. Bên cạnh đó, trĩ nội còn làm ảnh hướng đến cuộc sống của người bệnh, làm cho người bệnh mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý của chính người bệnh. Ngoài ra, nếu không điều trị trĩ nội kịp thời, bệnh có thể sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm, gây hại đến sức khỏe của chính bạn.

Mọi thắc mắc, bạn đọc xin gửi về hòm thư : songkhoe@bacsituvan.vn hoặc gọi 19001259 để gặp trực tiếp chuyên gia tư vấn Bệnh Trĩ Nội ( miễn phí ).

[vivafbcomment]