Điều trị bệnh trĩ nội độ 3 thường áp dụng phương pháp phẫu thuật trĩ. Nhưng vẫn có thuốc trị bệnh trĩ nội độ 3 không cần phẫu thuật tốn kém, đau đớn và tiềm ẩn nhiều biến chứng bài thuốc đông y kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.
Bệnh trĩ nội hình thành khi tĩnh mạch trĩ bị suy yếu không còn bền chắc, các đám rối tĩnh mạch hậu môn bị giãn quá mức khiến các tĩnh mạch trĩ bị sưng, phù ở vùng hậu môn –trực tràng.
Tóm tắt nội dung bài viết
Bệnh trĩ nội độ 3 là gì?
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ: 1,2,3,4. Trong đó, bệnh trĩ nội độ 1 và độ 2 được coi là ở cấp độ nhẹ và dễ dàng chữa khỏi. Tuy nhiên, nhiều người chủ quan hoặc e ngại mà không điều trị kịp thời lúc này thì bệnh sẽ chuyển sang cấp độ 3 nặng hơn.
Bệnh trĩ nội độ 3 là một giai đoạn của bệnh trĩ nội, được biết đến là thời kỳ chuyển tiếp giữa cấp độ bệnh trĩ nhẹ thành nặng, (trĩ nội độ 2 -> 3) tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm và cách điều trị cũng trở nên phức tạp, tốn nhiều chi phí hơn.
Bệnh trĩ nội độ 3 có biểu hiện gì?
Khác với triệu chứng bệnh trĩ nội ở cấp độ 1, 2 không còn là triệu chứng chảy máu hậu môn và đau rát hậu môn thông thường mà tình trạng đã trầm trọng hơn khi các dấu hiệu này nặng nề và búi trĩ thường xuyên “lộ diện” hơn.
Bệnh trĩ nội độ 3 có biểu mỗ búi trĩ dày và to hơn, có màu đỏ sẫm và bề mặt thô như các búi trĩ ngoại. Búi trĩ đã sa ra ngoài làm co thắt hậu môn bị nhão, không chỉ sa ra ngoài lúc đại tiện mà cả ngay khi vận động hoặc ho, và không thể tự thụt trở lại nếu người bệnh không dùng tay nhét búi trĩ vào.
Bệnh trĩ nội độ 3 có nguy hiểm không?
Búi trĩ nội độ 3 xuất hiện thường xuyên hơn, sưng to gây vướng víu ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày.
Không những vậy, việc tác động ngoại lực để đẩy lùi búi trĩ trở lại bên trong còn khiến búi trĩ dễ bị trầy xước gây viêm nhiễm, nếu kích thước búi trĩ quá to có thể làm tổn thương niêm mạc (nơi các nếp gấp) khiến nứt kẽ hậu môn, kèm theo hiện tượng rỉ dịch nhờn. một số trường hợp bệnh nặng thì các búi trĩ có thể bị hoại tử, gây viêm nhiễm toàn bộ hậu môn và chảy máu dai dẳng gây mất máu nhiều.
Bệnh trĩ nội độ 3 có cần phẫu thuật không?
Điều trị bệnh trĩ nội độ 3 là việc làm cấp bách cần thực hiện ngay tránh để bệnh tiến triển lên cấp độ 4 khó chữa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nhiều người khi mắc bệnh trĩ nội độ 3 đều nghĩ đến cách giải quyết là phẫu thuật trĩ để điều trị bệnh tận gốc. Nhưng phương pháp này cũng tồn tại rất nhiều nhược điểm như: chi phí cao, thời gian hồi phục lâu, tiềm ẩn nhiều biến chứng như: đại tiện không tự chủ, hẹp hậu môn, áp xe hậu môn và vẫn có khả năng tái phát ngay sau đó.
Theo PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch hội hậu môn trực tràng học Việt Nam – Giám đốc trung tâm hậu môn trực tràng học, Bệnh viện Tràng An, Hà Nội cho biết: Việc chữa trị bệnh trĩ nội cấp 3 bằng phương pháp phẫu thuật cần phải được cân nhắc kĩ, đây là phương án cuối cùng khi các điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả.
Thuốc trị bệnh trĩ nội độ 3 hiệu quả
Theo Tây y, nếu đã bị trĩ nội ở mức độ 3 thì nên phẫu thuật. Nhưng phẫu thuật trĩ có 1 số bất lợi, 1 số biến chứng khiến rất nhiều người sợ và nghiến răng chịu bị hành hạ. Bởi vì, phẫu thuật trĩ:
– Thường gây đau đớn và mất thời gian nghỉ ngơi hậu phẫu để chờ lành tổn thương (phải nghỉ làm và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày).
– Có thể gặp 1 số biến chứng của phẫu thuật trĩ như nhiễm trùng, hẹp hậu môn…
– Không áp dụng được cho một số bệnh nhân trĩ nặng tuy nhiên không có chỉ định phẫu thuật (trĩ hỗn hợp, trĩ ngoại, tình trạng sức khỏe không đủ, phụ nữ có thai và cho con bú, trẻ em….)
– Chi phí cao, dễ tái phát nếu sau phẫu thuật không chú trọng làm bền vững hệ mạch trĩ đã bị suy yếu.
– Nếu bệnh trĩ đi kèm với táo bón, nứt và ngứa quanh lỗ hậu môn…thì sẽ rất khó chịu, lâu lành tổn thương hơn sau phẫu thuật.
Các chuyên gia có kinh nghiệm khuyên rằng, để điều trị bệnh trĩ nội độ 3 bằng đường uống mà có thể không phải phẫu thuật, nên sử dụng sản phẩm chứa các thảo dược thiên nhiên như: Cao diếp cá, Đương quy, Tinh chất nghệ Meriva, Rutin (chiết xuất hoa hòe) và Magie trong khoảng 4 đến 6 tháng liên tục, 2-3 tháng đều nên sử dụng liều tối đa 9 viên/ngày, chia 3 lần nếu hàm lượng cao diếp cá chuẩn phát đạt từ 450mg và nghệ phải ở dạng Meriva phospholipid . Sau đó duy trì 6 viên trong 2-3 tháng tiếp theo. Đặc biệt, nhóm thảo dược này có thể dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Hiện nay chế phẩm từ nhóm dược liệu trên đã được Viện Y học cổ truyền Trung Ương đánh giá hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ.
Các biện pháp hỗ trợ tích cực giúp xua tan bệnh trĩ nhanh chóng
Ngoài việc tích cực điều trị như trên, cần áp dụng đồng thời các biện pháp sau để bệnh nhanh khỏi và tránh tái phát:
– Ngâm hậu môn bằng nước muối (9%) ấm, khoảng 15 ngày đầu điều trị, mỗi ngày 1 lần khoảng 15 phút. Việc này giúp búi trĩ co nhanh hơn, giảm viêm nhiễm đau rát và giúp huậ môn sạch sẽ sau khi đi cầu.
– Chế độ ăn cần nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước (khoảng 2 lít nước/ngày)
– Cần hạn chế rượu bia, các chất cay nóng như ớt, tiêu, trà, cà phê…
– Duy trì vận động thể lực thường xuyên khoảng 30 phút trở lên/ngày, nên chọn môn thể thao phù hợp như đi bộ, bơi lội…tránh tập tạ hoặc các động tác gồng mình.
– Không nên ngồi nhiều, đứng lâu và mang vác nặng. Nếu làm việc buộc phải ngồi nhiều, đứng lâu như làm văn phòng, thợ may, lái xe…thì nên đi lại vận động khoảng 5 đến 10 phút sau mỗi giờ làm việc.
Phẫu thuật trĩ chỉ nên áp dụng khi ở mức nặng như trĩ độ 3 có búi trĩ to, trĩ độ 4, trĩ bị xuất huyết gây tắc nghẹt cấp tính, trĩ hỗn hợp với trĩ ngoại lớn gây chảy máu và đau đớn nhiều.
Mọi thắc mắc, bạn đọc vui lòng gọi ☎ 19001259 để được chuyên gia tư vấn về Bệnh trĩ nội.
[vivafbcomment]