Trang chủ Bệnh trĩ “Khám phá sự thật” về cách điều trị bệnh trĩ nội độ...

“Khám phá sự thật” về cách điều trị bệnh trĩ nội độ 2 & những dấu hiệu nhận biết ?

2989
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Trĩ là bệnh ở vùng hậu môn trực tràng, do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn, bệnh thường gặp ở những người thường xuyên bị táo bón, công việc thường xuyên phải ngồi một chỗ, phụ nữ mang thai, trĩ nội độ 2 là biểu hiện rõ nhất của bệnh trĩ, búi trĩ bắt đầu có hiện tượng sa ra ngoài mỗi khi đi cầu, cần phải được điều trị sớm, việc điều trị cũng dễ dàng hơn rất nhiều.

bệnh trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 2 là gì? bệnh trĩ có mấy cấp độ

Bệnh trĩ được chia thành 4 mức độ, mức độ 1,2 là mức độ nhẹ, người bệnh thường thấy những triệu chứng sau: Đau rát, chảy máu, ngứa rát vùng hậu môn, búi trĩ bắt đầu xuất hiện bên ngoài hậu môn.

Trĩ nội độ 3,4 là biểu hiện bệnh đã ở mức độ nặng, búi trĩ sa ra ngoài không thể tự động co lên gây nghẹt hay tắc mạch, chảy dịch thường xuyên gây nhiễm trùng, áp xe hậu môn, lở loét, xuất huyết trấm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.

Trĩ nội độ 2 xuất hiện khi trĩ nội độ 1 không được điều trị dứt điểm, búi trĩ bắt đầu xuất hiện mỗi khi bệnh nhân đi cầu, kèm theo hiện tượng đau rát, vướng và cộm, tuy nhiên vẫn tự động co lại ngay sau đó, đây là mức độ vừa phải chưa quá nặng tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ phát triển nhanh chóng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Đây là mức độ bệnh phù hợp để điều trị nội khoa, nếu để bệnh nặng hơn việc điều trị cũng trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều, phải cân thiệp bằng thủ thuật hoặc phẫu thuật gây đau đớn và mất nhiều thời gian, cho nên việc điều trị trĩ nội độ 2 là vô cùng cần thiết.

Dấu hiệu nhận biết trĩ nội độ 2

Trĩ nội độ 1 và trĩ nội độ 2 thường khó phân biệt, người bệnh thường chủ quan mà không quan tâm đến bệnh tình của mình, chỉ đến khi bệnh đã ở mức độ nặng mới tá hỏa và tìm cách chữa trị, những dấu hiệu nhận biết trĩ nội độ 2 mà bạn cần quan tâm là:

–         Hậu môn đau rát, chảy máu khi đi cầu, có thể kèm theo tình trạng táo bón.

–         Có cảm giác vướng víu mỗi khi đi cầu, xuất hiện búi trĩ sa ra ngoài hậu môn nhưng tự động co lên ngay sau đó.

–         Khu vực hậu môn luôn cảm thấy ẩm ướt, mùi hôi khó chịu do hiện dịch nhầy tiết ra từ búi trĩ.

Điều trị trĩ nội độ 2 bằng cách nào?

Rất may mắn cho người bệnh trĩ nội độ 2 vì chưa cần can thiệp bằng phẫu thuật hay thủ thuật mà có thể được chữa khỏi hoàn toàn nhờ các mẹo dân gian hay những bài thuốc đông y phối hợp cùng với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học sẽ đẩy lùi bệnh trĩ một cách dứt điểm.

Trong trường hợp trĩ cấp người bệnh có thể sử dụng thuốc chống viêm, bôi, đặt để chống nhiễm trùng, giảm đau, tuy nhiên thuốc này chỉ dùng trong trường hợp trĩ cấp, không nên sử dụng lâu dài và tuyệt đối không được sử dụng đối với phụ nữ mang thai và cho con bú vì có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.

Để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ nội độ 2 dứt điểm người bệnh có thể dùng các loại thảo dược đông ý hỗ trợ điều trị bệnh trĩ như Diếp cá, Đương quy, Rutin (hoa hòe), Meriva(tinh chất nghệ phospholipid hóa) và Magie, đây hoàn toàn là những thảo dược từ thiên nhiên hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, giảm nhanh các triệu chứng đau rát, chảy máu, sa trĩ vô cùng hiệu quả. Bạn có thể tìm thấy các thảo dược này trong TPCN An Trĩ Vương.

▶️ An Trĩ Vương – Hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ đã được chứng minh lâm sàng.

▶️ Cách sử dụng An Trĩ Vương để hỗ trợ điều trị bệnh trĩ – táo bón hiệu quả 

Ngoài ra người bệnh cũng có thể tham khảo việc đắp và xông hơi búi trĩ từ những thảo dược như diếp cá, nghệ, thiên lý…trong trường hợp đau rát, viêm nhiễm và chảy dịch.

Kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động thể dục thể thao khoa học người bệnh có thể đẩy lùi bệnh trĩ một cách nhanh chóng.

Làm sao để phòng tránh trĩ nội độ 2 tái phát trở lại?

Trĩ là một bệnh rất dễ tái phát trở lại cho dù là bệnh đã được điều trị triệt để rồi, do đó để phòng ngừa bệnh trĩ tái phát trở lại người bệnh cần chú ý đến chế độ ăn uống của mình, hạn chế những thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.

Uống nhiều nước mỗi ngày, nước không chỉ giúp trao đổi chất mà còn giúp làm mềm phân, nếu chỉ cung cấp lượng chất xơ cho cơ thể mà không bổ sung nước thì chứng táo bón cũng sẽ không được đẩy lùi triệt để.

Những đối tượng như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may, phụ nữ mang thai… có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn người bình thường vì ngồi lâu, ít vận động đi lại, gây áp lực cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng, do đó để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả nên đi lại thường xuyên sau mỗi một giờ ngồi lâu. Tốt nhất nên tập thói quen đi khoảng 30 phút mỗi ngày để phòng ngừa bệnh trĩ hiệu quả.

Bài viết được chia sẻ có sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Nguyên chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam.

Để được tư vấn kỹ hơn bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19001259 hoặc email : songkhoe@bacsituvan.vn 

>> ĐỌC THÊM <<

▶️ “Sự thật” về cách chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá
▶️ Những điều chị em phải biết về “Điều trị bệnh trĩ khi mang thai”

[vivafbcomment]