Trang chủ Bệnh trĩ Những điều chị em phải biết về “Điều trị bệnh trĩ khi...

Những điều chị em phải biết về “Điều trị bệnh trĩ khi mang thai”

6679
| (Bảo trợ thông tin bởi suckhoedoisong.vn)

Trĩ thuộc hệ thống tiêu hóa, nằm ở cuối phần cuối ống hậu môn, phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ bị bệnh trĩ cao. Vào những tháng cuối thai kỳ, thai nhi phát triển càng lớn, chèn ép, làm cản trở sự lưu thông máu ở phụ nữ mang thai, tăng áp lực cho các đám rối tính mạch trĩ ở vùng hậu môn trực tràng và gây ra bệnh trĩ.

Những dấu hiệu mắc bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai

Những dấu hiệu về bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai cũng giống như những bệnh nhân khác tuy nhiên ở phụ nữ mang thai thường nhạy cảm hơn, và phải chịu đựng những cơn đau nặng nề hơn gấp nhiều lần so với người bình thường.

Đi cầu khó khăn: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất trong thời gian đầu chính là chứng táo bón, thông thường phụ nữ mang thai thường có suy nghĩ ăn nhiều chất bổ để cho con khỏe tuy nhiên không cân đối mức độ dinh dưỡng phù hợp nên gây ra chứng táo bón, táo bón kéo dài, mỗi lần đi cầu thường phải rặn mạnh là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Đi cầu ra máu: Khi có dấu hiệu đi cầu ra máu, phụ nữ mang thai không nên chủ quan, lúc đầu máu chỉ dính trên phân hay giấy vệ sinh về sau máu chảy nhiều hơn, nhỏ giọt hoặc bắn thành tia, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Cần phải được điều trị ngay.

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất mà người bệnh không thể bỏ qua và thường cảm thấy hoang mang chính là búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi cầu, đây là biểu hiện bệnh bắt đầu bước sang giai đoạn 2, lúc này phụ nữ mang thai luôn cảm thấy đau rát, khó chịu, tâm lý không ổn định, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai phải điều trị bệnh trĩ thế nào?

Trong giai đoạn mang thai, việc sử dụng thuốc để điều trị bất cứ bệnh nào cũng đều là nỗi lo của mọi phụ nữ, đa phần phụ nữ mang thai đều nghĩ rằng nếu điều trị ngay bây giờ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và có xu hướng sinh xong thì điều trị, tuy nhiên quan niệm sinh xong thì điều trị bệnh trĩ là sai lầm, vì bệnh trĩ nếu không chữa tốt sẽ có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là khi bệnh nặng, hiện tượng đi cầu ra máu tươi nhiều có thể gây thiếu máu trầm trọng, ảnh hương trực tiếp đến sức khỏe của bà bầu và cả thai nhi. Hơn nữa trong quá trình sinh thường cũng khiến bệnh phát triển nặng hơn rất nhiều và rất khó để chữa trị.

Rất nhiều mẹ bầu thắc mắc về vấn đề điều trị bệnh bệnh trĩ ở phụ nữ mang thai như thế nào? Rất nhiều phương án được đưa ra tuy nhiên mẹ bầu cần chú ý rằng:

Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc tây: Phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc tây, vì thuốc tây có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, hơn nữa nhiều sản phẩm thuốc còn chứa nhiều hoạt chất ảnh hưởng đến thai nhi, do đó không nên sử dụng thuốc tây trong thời gian này.

Không nên áp dụng biện pháp phẫu thuật nếu không phải trong trường hợp bắt buộc: Việc phẫu thuật càng không nên sử dụng, vị trí phẫu thuật gần với tử cung nơi vị trí thai nhi đang ở đó, rất nguy hiểm. Chỉ nên thực hiện phẫu thuật sau khi sinh một khoảng thời gian nếu trong điều kiện bắt buộc.

Vậy đâu là biện pháp tối ưu chữa bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai?

Từ xa xưa đông y đã rất phát triển và có rất nhiều bài thuốc đông y để điều trị bệnh trĩ cho phụ nữ mang thai. Ưu điểm của đông y chính là các thảo dược thiên nhiên, nên rất an toàn, hỗ trợ điều trị từ căn nguyên của bệnh nên rất phù hợp với phụ nữ mang thai. Một số thảo dược hiệu quả trong điều trị bệnh trĩ như:

– Rau diếp cá: Giúp thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, chống táo bón, có công dụng rất tốt trong việc phòng, ngừa và điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

– Hoa hòe: Trong hoa hòe có chứa nhiều Rutin, hoạt chất này có tác dụng làm giảm táo bón, làm bền thành mạch, giảm tính giòn và tính thấm của mao mạch, ngăn ngừa các tĩnh mạch bị giãn ra.

– Nghệ: giúp nhuận tràng, chống nhiễm trùng, làm lành nhanh các vết thương do trĩ gây ra.

Tuy nhiên việc sử dụng riêng lẻ các thảo dược này khá khó khăn, hàm lượng cũng khó đủ để trị bệnh, vì vậy bà bầu nên tìm đến các chế phẩm dạng viên uống để sử dụng, vừa an toàn, hiệu quả mà rất tiện lợi. Đặc biệt nên lựa chọn sản phẩm được bộ y tế cấp phép sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú để đảm bảo sản phẩm uy tín và an toàn trong quá trình sử dụng. Xem sản phẩm đạt tiêu chuẩn này tại đây !

Phụ nữ mang thai phòng hơn chữa bệnh

Phụ nữ mang thai dễ mắc bệnh bệnh trĩ hơn,khi mắc phải bệnh trĩ sẽ phải chịu nhiều đau đớn khó chịu hơn so với người bình thường, do đó thay vì điều trị bệnh thì mẹ bầu nên có một chế độ phòng tránh bệnh hợp lý:

Uống nhiều nước, nên cung cấp khoảng 2 lít nước mỗi ngày, nước không chỉ giúp trao đổi chất mà còn giúp mẹ bầu phòng ngừa được táo bón hiệu quả.

Đi lại nhiều: Phụ nữ mang thai do cơ thể cồng kềnh nên thường rất ngại đi lại, thường xuyên ngồi nhiều một chỗ, đây là thói quen không tốt vì ngồi nhiều sẽ gây áp lực cho các tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng và khiến mẹ bầu dễ mắc bệnh trĩ hơn.

Ăn nhiều rau xanh: Bên cạnh việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi thì mẹ bầu cũng nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ như hoa quả, rau xanh để phòng ngừa táo bón hiệu quả.

Bài viết được chia sẻ có sự tư vấn chuyên môn của PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm – Nguyên chủ tịch Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam. Để được tư vấn kỹ hơn bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19001259 hoặc email : songkhoe@bacsituvan.vn 

[vivafbcomment]