Tóm tắt nội dung bài viết
Câu hỏi: Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ có biến chứng nguy hiểm gì không?
Chào bác sĩ. Tôi năm nay 31 tuổi, khoảng mấy năm trước tôi có bị bệnh trĩ. Bình thường thì không sao, nhưng khi đi cầu thì búi trĩ lồi ra và sau khi vệ sinh xong tôi phải dùng tay nhét vào nó tuột vào bên trong và không lồi bên ngoài nữa. Vậy hỏi bác sĩ nếu để lâu hơn và không chữa trị nó có biến chứng gì hay ảnh hưởng gì đến hậu môn không? Và cần điều trị như thế nào cho hết? Tôi rất sợ đụng dao kéo, phẫu thuật. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Lê Minh Thành – Đà Nẵng
Chào anh Thành!
Trả lời câu hỏi: Bệnh trĩ để lâu có sao không? Bệnh trĩ có biến chứng nguy hiểm gì không?
Bệnh trĩ là hiện tượng tĩnh mạch ở ống hậu môn căng to quá mức gây sưng, phù nề, dễ chảy máu và bị sa ra ngoài vùng hậu môn.
Bệnh trĩ thường gặp ở người bị táo bón kinh niên, tiêu chảy, ngồi nhiều, đứng nhiều ít vận động, suy tim, có thai, khối u vùng chậu…
Bệnh gây nhiều khó chịu cho người bệnh như chảy máu, sa trĩ. Có thể kèm theo triệu chứng đau khi đi cầu, ngứa, xuất hiện dịch ướt quanh lỗ hậu môn. Nếu không điều trị, bệnh trĩ để lâu có thể dẫn đến một số biến chứng sau:
- Đi cầu ra máu tươi: Chảy máu khi đi cầu ở các mức độ khác nhau, giai đoạn đầu máu chảy kín, dính vào phân hay giấy vệ sinh, nặng hơn máu chảy nhỏ giọt hay bắn thành tia như cắt tiết gà. Chảy máu kéo dài gây ra tình trạng thiếu máu mãn tính đôi khi rất nặng.
- Trĩ tắc mạch, sa trĩ tắc mạch: Do sự hình thành đột ngột cục máu đông trong lòng mạch trĩ. Biểu hiện là những cơn đau dữ dội trong ống hậu môn hoặc vùng hậu môn. Khi búi tắc mạch này sa xuống, khó có thể đẩy trở lại vào lòng ống hậu môn. Thường kèm theo viêm phù nề niêm mạc vùng hậu môn-trực tràng.
- Nhiễm khuẩn các búi trĩ là tình trạng viêm các hốc hậu môn. Biểu hiện bằng các triệu chứng ngứa hay nóng rát, rỉ ướt hậu môn. Khi thăm trực tràng người bệnh rất đau, cơ thắt hậu môn thít chặt, các hốc hậu môn đỏ rực phù nề. Trường hợp nặng búi trĩ viêm loét, hoại tử, nếu như không được điều trị kịp thời, đúng phương pháp có thể gây biến chứng nhiễm khuẩn huyết, đe dọa tính mạng. Hoặc nếu điều trị khỏi cũng gây tốn kém nhiều về tài chính và ảnh hưởng tâm lý người bệnh.
Theo miêu tả của anh, khi đi cầu búi trĩ lồi ra, phải dùng tay nhét mới vào ống hậu môn thì rất có thể anh đang bị trĩ nội độ 3. Đây là mức cuối cùng có thể điều trị bằng nội khoa. Chính vì vậy anh nên điều trị bệnh ngay, tránh tình trạng buộc phải phẫu thuật, và hạn chế các biến chứng đã đề cập ở phần trên.
Cụ thể như sau:
- Ngâm hậu môn vào nước muối loãng ấm 15 phút, ngày 2 lần.
- Trong đợt trĩ cấp chảy máu, sưng nề, đau rát nhiều có thể sử dụng viên đạn trĩ nhét hậu môn, kem bôi trĩ.
- Để giúp búi trĩ sa độ 3 dần ổn định, không sa ra ngoài khi đi cầu, chống chảy máu, giảm đau rát, bạn nên sử dụng viên uống có Diếp cá, Meriva (dạng curcumin phopholipid giúp tăng khả năng hấp thu gấp 30 lần so với curcumin thông thường), Đương Quy, Rutin(chiết xuất từ hoa hòe), Magie. Các thành phần này có tác dụng chống táo bón, làm bền thành mạch, bảo vệc các tĩnh mạch, giảm phù nề, chống tắc mạch, chống nhiễm trùng. Qua đó giúp bệnh khỏi hoàn toàn sau 4-6 tháng điều trị.
Chúc anh sớm khỏi bệnh!
[vivafbcomment]